Vì sao nhà đầu tư chưa mặn mà với các dự án xử lý nước thải đô thị ở TP. Hồ Chí Minh
Một trong những nhà máy xử lý nước thải đô thị lớn nhất ở TP. Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng |
Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi UBND TP. Hồ Chí Minh liên quan việc đầu tư mới và nâng cấp các nhà máy xử lý nước thải đô thị.
Theo đề xuất của Sở xây dựng TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh cần huy động các nguồn lực, kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP để xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải khu vực Tây TP. Hồ Chí Minh (lưu vực Bình Tân, lưu vực Tây Sài Gòn, lưu vực Tân Hoá - Lò Gốm); xây dựng hệ thống thu gom và nâng cấp nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát giai đoạn 2; xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Nam Sài Gòn; xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1.
Đồng thời, xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2; Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải và xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh.
Liên quan đến việc thực trạng thu hút đầu tư vào các nhà máy xử lý nước thải đô thị ở TP. Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện đã có một số nhà đầu tư quan tâm, được giao lập đề xuất dự án đầu tư các nhà máy xử lý nước thải đô thị theo quy hoạch. Tuy nhiên cho đến nay, ngoài nhà máy xử lý nước thải lưu vực Bình Tân đã có mặt bằng để triển khai thực hiện, còn lại hầu hết các nhà máy xử lý nước thải đều chưa có mặt bằng.
Theo Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, thiếu mặt bằng xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị là khó khăn lớn nhất trong việc thu hút đầu tư cho các dự án này.
Để giải quyết thực tế khó khăn này, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh kiến nghị UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Tài nguyên & Môi trường triển khai thực hiện dự án bồi thường, thu hồi đất đối với các nhà máy xử lý nước thải đô thị để chuẩn bị sẵn quỹ đất nhằm thu hút đầu tư.
Hiện TP.Hồ Chí Minh có 7 nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất thiết kế xử lý nước thải của TP là 644.200m3/ngày, khả năng xử lý đạt khoảng 40,8% theo nhu cầu. Và dự kiến trong năm 2025, nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ được hoàn thiện, đưa vào sử dụng. Góp phần nâng tỷ lệ xử lý nước thải đô thị được xử lý hiệu quả trước khi thải ra môi trường lên 80% như kế hoạch.
Thanh Hải
Tin mới
Tin khác
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý việc xả nước thải ra môi trường ở các nhà hàng, quán ăn ven biển
Thông tư Quy định phương pháp lập khung giá phát điện của nhà máy điện chất thải rắn và nhà máy điện sinh khối
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.