Việt Nam chế tạo và sở hữu vệ tinh radar đầu tiên

18/10/2019 18:16 Công nghệ, thiết bị
Sáng 18/10, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã ký kết gói thầu Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực với Tập đoàn Sumitomo, dự kiến phóng vệ tinh vào năm 2023.
Nghiên cứu hoàn thiện thiết bị và công nghệ chế tạo cát nghiền từ đá
viet nam che tao va so huu ve tinh radar dau tien
Vệ tinh LOTUSat-1 có khả năng chụp ảnh trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm.

Gói thầu Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực nhằm phát triển và đưa vào sử dụng thành công vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1 sử dụng cảm biến radar có khẩu độ tổng hợp.

Vệ tinh LOTUSat-1 có khả năng chụp ảnh trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm. Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời, nhằm ứng phó để giảm thiểu các tác động của thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Vệ tinh LOTUSat-1 là vệ tinh radar đầu tiên do Việt Nam chế tạo, sở hữu, có trọng lượng 570 kg, sử dụng công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể có kích thước từ 1m trên mặt đất, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm; có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Việc chế tạo vệ tinh LOTUSat-1 thuộc Dự án "Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái đất", một dự án khoa học công nghệ trọng điểm của Việt Nam. Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung, do đặc điểm khí hậu nhiệt đới hầu hết thời gian bị che phủ bởi mây và mù.

Dự án nhằm góp phần phát triển cơ sở hạ tầng Trung tâm Vũ trụ Quốc gia, từng bước phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ để tiến tới làm chủ công nghệ, tự sản xuất vệ tinh nhỏ quan sát trái đất riêng của Việt Nam theo mục tiêu đặt ra trong "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ viễn thông đến năm 2020", qua đó phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao liên quan tới công nghệ vũ trụ.

Thúy Hà
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động