Việt Nam đóng góp quan trọng vào kinh tế và hợp tác khu vực ASEAN

15/11/2019 10:27 Tăng trưởng xanh
Chiều 14/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN cũng như vai trò của nước Chủ tịch trong năm ASEAN 2020.
Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường có xuất xứ từ các nước ASEAN Tìm giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện trọng điểm Chất thải chính là nguồn tài nguyên lớn

Việt Nam đang tích cực chuẩn bị mọi mặt để đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành thuộc trụ cột kinh tế trong hợp tác ASAEN xây dựng cách tiếp cận, chủ đề và các ưu tiên của trụ cột kinh tế cho năm ASEAN 2020.

Chiều 14/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN cũng như vai trò của nước Chủ tịch trong năm ASEAN 2020.

- Xin Bộ trưởng đánh giá về quan hệ hợp tác Việt Nam-ASEAN đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế-một trong ba trụ cột chính của hợp tác hai bên?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Năm 1995 Việt Nam bắt đầu tham gia vào Cộng đồng các nước Đông Nam Á (ASEAN) khi mới bước ra khỏi thời kỳ cấm vận và bắt đầu thực hiện đổi mới toàn diện và mạnh mẽ.

Trong bối cảnh chung khi hội nhập với quốc tế, Việt Nam mới chỉ tham gia thương mại biên giới và việc tham gia vào ASEAN và khu vực thương mại tự do (AFTA) vào 1996 là những bước đi đầu tiên thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VII theo hướng chiến lược đối ngoại trên cơ sở đa phương hoá và đa dạng hoá mối quan hệ với đối tác; trong đó lấy hợp tác về kinh tế làm nền tảng quan trọng.

Có thể nói, Việt Nam đã phát triển và trưởng thành mạnh mẽ, là nền tảng cho những chiến lược về hội nhập cho giai đoạn sau này kể cả về đối ngoại và những khía cạnh kinh tế.

Với những bước tham gia đầu tiên vào ASEAN và AFTA, những cam kết với tư cách là thành viên của một nhóm nước, Việt Nam cũng nhận thức rằng sẽ là trung tâm kinh tế và thương mại năng động không chỉ trong châu Á mà cả châu Á-Thái Bình Dương cũng như thế giới.

Hơn nữa, với vị trí chính trị quan trọng của Đông Nam Á và các nước thành viên trong ASEAN, Việt Nam chắc chắn sẽ phát huy được sức mạnh và tiếng nói nếu tạo nên những cơ sở đồng thuận và sự đoàn kết thống nhất.

Điều này không những tạo vị thế vững mạnh chung để khẳng định vị tri chính trị các nước trong Đông Nam Á và ASEAN mà còn đóng góp và thụ hưởng những thuận lợi nhất trong khối mậu dịch tự do trong khối AFTA và cũng như quan hệ với các đối tác bên ngoài.

Bởi do chính trị nên hầu như tất cả các cường quốc bên ngoài đều có quan hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ với các nước trong khối ASEAN và Đông Nam Á. Từ Trung Quốc đến Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc Australia, New Zealand và EU đều có những mối quan hệ chặt chẽ và tính tương tác rất mạnh mẽ với các nước trong khu vực.

Có thể nói, trong suốt 24 năm Việt Nam tham gia vào ASEAN và khối AFTA của ASEAN, Việt Nam đã thực sự trưởng thành lên rất nhiều trong quan điểm về hội nhập và trong khía cạnh thực thi cam kết hội nhập.

Đây có thể nói như một tấm bằng tốt nghiệp, nền tảng quan trọng giúp Việt Nam phát triển đi lên tầm cao mới.

Cụ thể, điểm đầu tiên trong quan hệ thương mại nội khối, ASEAN đã trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu trên thế giới của Việt Nam trong tất cả các khía cạnh cả về kinh tế, thương mại và đầu tư...

Năm 1996, khi Việt Nam mới tham gia AFTA, thương mại hai chiều của Việt Nam với các nước trong khối chỉ khoảng 5,9 tỷ USD, tới 2018 con số này tăng tới hơn 9,5 lần và đạt được tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-ASEAN là khoảng 56,3 tỷ USD.

Dù Việt Nam còn có lượng nhập siêu nhất định với thị trường ASEAN nhưng đây là hiện tượng có thể chấp nhận bởi hai bên có sự chênh lệch trong trình độ phát triển và mức độ hội nhập của các nước.

Nhưng có thể nói, so với thời kỳ đầu tiên khi Việt Nam hội nhập vào ASEAN thì Việt Nam đã có những bước tiến vược bậc mạnh mẽ. Quan hệ hợp tác của Việt Nam khi tham gia vào ASEAN và hội nhập với ASEAN, với cột trụ về kinh tế, lấy thương mại đầu tư làm nền tảng đã mang lại động lực to lớn cho việc tiếp nối chặt chẽ và mạnh mẽ của Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Không chỉ trong khuôn khổ nội khối với tư cách là một thành viên ngày càng trưởng thành, Việt Nam có vai trò ngày càng dẫn dắt trong ASEAN, nhiều lĩnh vực cả kinh tế chính trị, thương mại, đầu tư đối ngoại...

Việt Nam còn khẳng định vị thế như một thành viên rất tích cực, chủ động với một chiến lược hội nhập ngày càng hoàn thiện và một quan điểm mở cửa ngày càng mạnh mẽ và chủ động.

Việt Nam từ một nước hội nhập vào năm 1996, đến nay đã có 16 FTAs. Điều này chứng tỏ, năng lực, vị thế ảnh hưởng của Việt Nam đã được tăng lên rất nhiều.

Bằng những khuôn khổ tham gia trong ASEAN với những đóng góp với ASEAN thì sự kết dính, kết nối chặt chẽ giữa các nước trong khối ASEAN để trở thành trung tâm của khu vực Đông Nam Á, Đông Á, khu vực châu Á Thái Bình Dương đã tiếp tục ngày càng được khẳng định.

Chính vì vậy, hàng loạt các cơ chế hợp tác của ASEAN plus như giữa ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, Newzeland, Hàn Quốc... đã được khẳng định và đây không chỉ là cơ chế hợp tác về đối ngoại, về an ninh mà còn trong cả những khuôn khổ hợp tác về kinh tế. Chúng ta biết rằng, khối ASEAN đã có hàng loạt các FTA với tất cả những nước này.

Do đó, dư địa cho nền kinh tế Việt Nam trong tiếp cận kinh tế khu vực và các khu vực khác trên thế giới, thông qua vai trò ASEAN đã khẳng định rất mạnh mẽ. Có thể nói, chính sự hợp tác của Việt Nam với ASEAN trong tất cả các lĩnh vực; trong đó lấy kinh tế làm trụ cột, có thể nói đưa lại vị thế rất quan trọng cho Việt Nam như hiện nay cả về chính trị đối ngoại cũng như về kinh tế.

Đặc biệt, với năng lực cạnh tranh ngày càng được khẳng định của nền kinh tế Việt Nam với quy mô GDP, quy mô của xuất nhập khẩu lớn hơn 2 lần so với GDP đã thấy rõ năng lực cạnh trên trên thị trường quốc tế của các sản phẩm đã có sự cả thiện đột biến và rất vững mạnh.

Ngoài ra, hợp tác của Việt Nam với ASEAN là những bước đi đầu tiên giúp rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Các bài học kinh nghiệm này không chỉ rút ra những kinh nghiệm mà còn giúp chúng ta đóng góp những tích cực và có ý nghĩa cho việc tái cơ cấu nền nền kinh tế.

Cùng với đó, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn với việc xây dựng nhà nước pháp quyền gắn với thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, một cộng đồng kinh tế ASEAN được hình thành từ 12/2015 đã chứng minh tầm nhìn chung của các nhà lãnh đạo ASEAN cũng như của Việt Nam và khẳng định sự đóng góp tích cực của Việt Nam trong nền tảng chung này.

Vì thế, cộng đồng kinh tế ASEAN và tầm nhìn ASEAN 2025 sẽ là những định hướng cơ bản cũng như có ý nghĩa then chốt để đảm bảo vị thế vai trò của ASEAN như là trung tâm của Đông Nam Á, Đông Á, châu Á Thái Bình Dương giúp cho cả Việt Nam và các nước trong ASEAN phồn vinh phát triển và cơ chế bảo vệ hòa bình ổn định chung trong khu vực.

viet nam dong gop quan trong vao kinh te va hop tac khu vuc asean
Việt Nam đóng góp quan trọng vào kinh tế và hợp tác khu vực ASEAN

- Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhận chiếc búa năm Chủ tịch ASEAN 2020 từ Thủ tướng Thái Lan. Xin Bộ trưởng cho biết những định hướng ưu tiên của Việt Nam cũng như của Bộ Công Thương với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 trong năm tới như thế nào?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Năm 2020 là năm có ý nghĩa khi Việt Nam đảm đương chức vụ thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và là năm kết thúc nhiệm kỳ 5 năm Đại hội Đảng toàn quốc; đồng thời là năm bắt đầu cho chiến lược 10 năm về kinh tế xã hội 2020-2030.

Với sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ và trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt trong quá trình tham vấn Việt Nam đã nhận được sự thống nhất rất cao cho chủ đề của năm ASEAN 2020 là hướng tới sự kết nối, cũng như khả năng thích ứng.

Hai nội hàm này của chủ đề năm 2020 đã phản ánh đúng nhu cầu của Việt Nam, của các nước thành viên trong ASEAN trong một bối cảnh khi cục diện khu vực và thế giới thay đổi rất nhanh chóng.

Trải qua 24 năm trong hợp tác phát triển, bản thân ASEAN đã bộc lộ ra những tồn tại bất cập trong cơ chế hợp tác, cần phải điều chỉnh, thích ứng mới đảm bảo cho ASEAN vẫn duy trì được là khu vực kinh tế năng động trong khu vực và thế giới cũng như tổ chức có sức sống, làm động lực thúc đẩy cho sự phát triển theo hướng tiến bộ, gắn kết, chặt chẽ.

Theo đó, Việt Nam cũng định hướng các mục tiêu ưu tiên vừa có tính kế thừa những cái định hướng và ưu tiên trong cái giai đoạn phát triển trước của ASEAN, mà vẫn phản ánh được đầy đủ những cái xu thế phát triển chung của thế giới và trong khu vực, đồng thời phản ánh được nhu cầu của ASEAN với đối tác.

Ngoài ra, những cái điểm mới mà cũng đang rất nhanh chóng và diễn biến phức tạp thì đòi hỏi khả năng thích ứng nhanh chóng của ASEAN. Và trong đó, phải kể đến từ những vấn đề nền tảng liên quan công nghệ như Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay kinh tế số, khởi nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử, chuỗi giá trị trong khu vực, công nghiệp hay của các nhóm ngành hàng có tính đặc thù trong khu vực ASEAN và Đông Nam Á. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đang diễn biến nhanh chóng và phức tạp.

Đó là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch cũng như chủ nghĩa thương mại đơn phương đang đặt ra những nguy cơ và thách thức rất lớn cho cái hệ thống đa phương dựa trên các Luật lệ của Việt Nam, kể cả Liên minh châu Âu, WTO; trong đó có các khuôn khổ như của khối FTA.

Hơn nữa, điều này đang tạo ra những rào cản trong tự do thương mại hóa cho những phát triển hướng tới sự tiến bộ phồn vinh của các quốc gia và các nền kinh tế, đặc biệt là các nước đang phát triển có Việt Nam và các nước ASEAN.

Thậm chí những xung đột đang có chiều hướng ngày càng gay gắt giữa các cường quốc kinh tế thế giới mà tác động không chỉ đến tự do hóa thương mại hay bảo hộ mậu dịch, mà còn đặt ra các nguyên tắc liên quan đến sự tồn tại của những tổ chức thương mại đa phương như Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Điều này đòi hỏi vai trò của người Chủ tịch khối ASEAN đủ sức nắm bắt; đồng thời có khả năng điều hành với vai trò cương vị của mình để cùng với các nước ASEAN khẳng định lại những mức độ mới, cục diện mới.

Mặt khác là sự tiếp nối và liên kết để đảm bảo khả năng thích ứng và chống chọi với cơ hội mới và tiếp tục tạo sức sống mới cho ASEAN và các khu vực hợp tác của các đối tác.

Phải kể đến đây rằng là 6 Hiệp định Thương mại tự do mà ASEAN đã có với các đối tác lớn trên thế giới tác động rất mạnh mẽ vào cấu trúc thương mại của toàn cầu. Và đặc biệt với Hiệp định (RCEP) mà Việt Nam đang cùng các nước ASEAN dự kiến sẽ cùng các đối tác tổ chức ký kết vào năm 2020 chắc chắn sẽ mang lại cục diện mới và kết cấu mới của khu vực và thế giới.

Bởi, một nền thương mại tự do trên thế giới mà chiếm đến gần 40% tổng GDP của thế giới thì chắc chắn sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến toàn cầu hóa, đến thương mại tự do; đồng thời nó tiếp tục ngăn chặn chủ nghĩa mậu dịch có hiệu quả.

Từ những nền tảng đó và với những mục tiêu và trong cục diện bối cảnh như vậy, việc Việt Nam chọn ưu tiên như thế nào để đảm bảo được vừa thực hiện cho mục tiêu chung của ASEAN, đóng góp vào xu thế chung của thế giới, nhưng đồng thời không xa rời những tôn chỉ mục đích của ASEAN và của khối FTA này. Đây là cái nội dung Việt Nam đã làm rất tích cực trong thời gian qua.

Với những sáng kiến ưu tiên của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ASEAN thì sẽ có khoảng cỡ 16-17 sáng kiến sẽ đưa ra để có sự thống nhất với các thành viêntrong ASEAN để thực hiện trong 2020 sẽ trải rộng bao trùm lên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, công nghệ và kể cả tiếp tục hoàn thiện về mặt thể chế về hệ thống hạ tầng; trong đó có cả phần cứng và phần mềm, cũng như cả sự liên kết nội khối trong ASEAN trong nội dung ưu tiên của Việt Nam và các nước ASEAN cùng thực hiện trong năm 2020.

- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Theo Uyên Hương/TTXVN
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động