Việt Nam - Pháp: Cùng chia sẻ, cùng đồng hành hướng tới phát triển xanh và bền vững

12/07/2023 10:46 Tăng trưởng xanh
Hướng tới phát triển xanh và bền vững là mục tiêu chung của nhiều nước trên Thế giới, trong đó, Pháp là quốc gia đi đầu về phát triển xanh và bền vững. Do đó, giao lưu và chia sẻ các kinh nghiệm, nhằm có thể tận dụng được những bài học thành công cùng những khuyến nghị cần thiết trong lĩnh vực này.
New Zealand nghiên cứu làm thực phẩm từ vi tảo
Quang cảnh Diễn đàn.

Ngày 07/07 vừa qua, Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Pháp năm 2023 với chủ đề “Hướng tới phát triển xanh và bền vững” do Trường Đại học Kinh tế, Khoa Quốc tế Pháp ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Pháp và Viện Nghiên cứu Châu Âu (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đã phối hợp tổ chức, và thu hút hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước tham dự.

Tham dự Diễn đàn còn có ông Lê Công Thành - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và nhiều vụ, viện, trường đại học trong và ngoài nước.

New Zealand nghiên cứu làm thực phẩm từ vi tảo
Ông Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: … Diễn đàn được tổ chức nhằm tôn vinh mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước, đồng thời là cầu nối giữa các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và học giả giao lưu, đề xuất các kế hoạch hợp tác sâu rộng, góp phần đưa quan hệ hai nước vươn tới một tầm cao mới, toàn diện, lâu dài. Đây là hoạt động có ý nghĩa nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp.

New Zealand nghiên cứu làm thực phẩm từ vi tảo
Các đại biểu tham dự Diễn đàn.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Pháp năm 2023 đã diễn ra với 3 bài tham luận và phiên thảo luận bàn tròn với hàm lượng chuyên môn cao, đan xen giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học Việt Nam và Pháp.

Ba bài tham luận với 3 chủ đề về Mối quan hệ kinh tế giữa Pháp và Việt Nam:

- Thách thức và triển vọng do ông Pierre Martin - Phó Trưởng Ban Kinh tế, Đại sứ quán Pháp trình bày.

- Chính sách tăng trưởng xanh của Pháp và gợi mở cho Việt Nam của PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu trình bày.

- Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội trong môi trường giáo dục đại học được trình bày bởi ông Alexandre de Navailles - Tổng Giám đốc Trường Kinh doanh KEDGE (Pháp).

New Zealand nghiên cứu làm thực phẩm từ vi tảo
Ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại Diễn đàn.

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: Diễn đàn không chỉ là một hoạt động mang tính chuyên môn cao mà còn là một hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường hiểu biết lẫn nhau rất có ý nghĩa. Phía Việt Nam và Pháp đều đánh giá Diễn đàn là cầu nối cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và học giả giao lưu và trao đổi các sáng kiến, khai thác cơ hội và tiềm năng của mỗi bên, thúc đẩy kế hoạch hợp tác đa dạng, sâu rộng giữa nhân dân hai nước, đồng thời thu hút thêm sự quan tâm, tham gia của thế hệ trẻ Việt Nam và Pháp, góp phần tiếp tục đưa quan hệ giữa Việt Nam với Pháp nói riêng và với Liên minh châu Âu (EU) nói chung vươn tới một tầm cao mới, phát triển toàn diện, bền vững trên các lĩnh vực.

New Zealand nghiên cứu làm thực phẩm từ vi tảo
Tham luận và trao đổi giữa các chuyên gia Việt Nam - Pháp về phát triển bền vững.

Tại Diễn đàn, các khách mời, chuyên gia, diễn giả cả phía Việt Nam và Pháp cùng chia sẻ thông tin, phân tích về thực trạng và xu hướng phát triển trong quan hệ song phương Việt Nam - Pháp, đặc biệt về lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư.

Các khuyến nghị, gợi mở về chính sách và sáng kiến có giá trị thực tiễn, như:

- Đối với lĩnh vực năng lượng, Pháp đã và đang đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, với mục tiêu đạt được 40% sản lượng điện từ các nguồn tái tạo vào năm 2030.

- Đối với lĩnh vực giao thông vận tải bền vững, Chính phủ Pháp hỗ trợ phương tiện tiêu thụ điện và phát triển cơ sở hạ tầng để đạt 35% doanh số bán ô tô chở khách chạy bằng điện hoặc hydro mới vào năm 2030 và 100% vào năm 2040.

- Chính phủ Pháp khuyến khích cải thiện hiệu suất năng lượng của các phương tiện hạng nhẹ và hạng nặng, sử dụng ít nhiên liệu đốt hơn (với mục tiêu 4l/100 km vào năm 2030 đối với phương tiện cá nhân sử dụng động cơ đốt trong).

- Về nền kinh tế tuần hoàn và "khử" carbon trong các ngành công nghiệp, Chính phủ Pháp yêu cầu doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm giảm tác động tới môi trường, như bắt buộc sản phẩm điện và điện tử tiêu dùng phải có khả năng sửa chữa, tạo thuận lợi cho việc sửa chữa sản phẩm với các phụ tùng thay thế sẵn có...

- Chính phủ Pháp cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho tài chính xanh thông qua các chương trình trợ cấp toàn diện như hỗ trợ thuế và phát triển các công cụ tài chính, một chiến lược khí hậu rõ ràng cho Pháp mà tất cả các khoản đầu tư công phải phù hợp và giữ vị trí hàng đầu với tư cách là nhà phát hành trái phiếu Chính phủ xanh.

- Pháp cũng đã giảm 10% chất thải sinh hoạt và chất thải tương đương cho mỗi cá nhân vào năm 2020, giảm chất thải phát sinh từ các hoạt động kinh tế trên một đơn vị giá trị sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và công trình công cộng so với năm 2010. Đổi mới sáng tạo toàn diện trong thiết kế sản phẩm, tăng cường tái sử dụng, tái chế đối với sản phẩm hữu cơ đến 55% vào năm 2020 và 65% vào năm 2025 đối với chất thải không độc hại, đặc biệt là thiết bị điện và điện tử, dệt may và đồ nội thất...

- Chính phủ Pháp đảm bảo thu hồi năng lượng đối với chất thải không thể tái chế bằng công nghệ hiện có và bắt nguồn từ các hoạt động thu gom hoặc phân loại riêng biệt được thực hiện tại các cơ sở chuyên dụng.

- Pháp cũng là quốc gia đã chuyển đổi việc làm trong nền kinh tế xanh khi đẩy mạnh đào tạo để tìm kiếm cơ hội việc làm trong các lĩnh vực xanh và xanh hóa. Năm 2018, Bộ Lao động, Việc làm, Dạy nghề và Đối thoại xã hội Pháp đã phát động chương trình có tên gọi "10Kverts" nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của thanh niên và người tìm việc làm trong các ngành nghề "xanh".

New Zealand nghiên cứu làm thực phẩm từ vi tảo
Trao tặng các đại biểu cuốn sách "Kinh tế Việt Nam-Pháp: Hướng tới phát triển xanh và bền vững".

Diễn đàn không chỉ là một hoạt động mang tính chuyên môn cao mà còn là một hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường hiểu biết lẫn nhau rất có ý nghĩa. Đây sẽ là cầu nối cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và học giả giao lưu và trao đổi các sáng kiến, khai thác cơ hội và tiềm năng của mỗi bên, thúc đẩy kế hoạch hơp tác đa dạng, sâu rộng giữa nhân dân hai nước.

Đồng thời thu hút thêm sự quan tâm, tham gia của thế hệ trẻ Việt Nam và Pháp, góp phần tiếp tục đưa quan hệ giữa Việt Nam với Pháp nói riêng và với Liên minh châu Âu (EU) nói chung vươn tới tầm cao mới, phát triển toàn diện, bền vững trên các lĩnh vực.

Linh Nguyên
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động