Việt Nam thăng hạng quốc tế về năng lực cạnh tranh du lịch
"Vui Tết Độc lập" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Vĩnh Phúc: Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái Phát triển du lịch bền vững trên nền tảng tăng trưởng xanh |
Cụ thể, Việt Nam xếp thứ 63 trong bảng xếp hạng gồm 140 quốc gia, tăng 4 bậc so với năm 2017. Trong đó, Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất về chính sách visa (tăng 63 bậc từ 116 lên 53). Bên cạnh đó, cạnh tranh về giá tăng từ vị trí 35 lên 22; cơ sở hạ tầng vận tải hàng không tăng từ 61 lên 50 (mức tăng cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương); cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tăng từ vị trí 113 lên 106…
Ngoài ra, các yếu tố như ưu tiên du lịch, độ mở quốc tế, bền vững môi trường,… đều thăng hạng. Tuy nhiên, yếu tố tài nguyên thiên nhiên và văn hoá tụt hạng nhẹ.
Bảng điểm chi tiết về Năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch năm 2019 của Việt Nam. Ảnh: VNE |
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5 về chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành, sau sau Singapore (đứng vị trí thứ 14, tụt 4 hạng so với năm 2017), Malaysia (đứng thứ 29, tụt 3 hạng), Thái Lan (vị trí thứ 31, tăng 3 hạng) và Indonesia (đứng thứ 40, tăng 2 hạng). Xếp sau Việt Nam có Philippines (vị trí 75, tăng 4 hạng); Lào (đứng thứ 97, giảm 3 hạng); Campuchia (đứng thứ 98, tăng 3 hạng).
TTCI xếp hạng hai năm một lần, dựa trên 14 yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên và văn hoá, cạnh tranh về giá, chính sách visa, cơ sở hạ tầng vận tải hàng không, ưu tiên du lịch, độ mở quốc tế, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch, môi trường bền vững, an ninh an toàn, bền vững về môi trường... với thang điểm từ 1 đến 7.
Năm 2018, du lịch Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 20% so với năm 2017, gần gấp đôi năm 2015.