WMO: Nồng độ khí nhà kính đạt mức kỷ lục

27/11/2019 07:01 Tác động môi trường
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO - Liên hợp quốc), nồng độ khí nhà kính làm nóng Trái đất đạt mức cao kỷ lục.
Giảm thiểu CO2 từ chuyển đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng Khoa học tìm ra cách biến CO2 thành polymer hữu cơ có ích Phát triển, sử dụng Hydrogen trên thế giới và Việt Nam

Báo cáo của WMO được công bố vào ngày 25/11 cho thấy, nồng độ CO2 trung bình toàn cầu đạt 407,8 phần triệu (ppm) trong năm 2018, tăng từ mức 405,5ppm vào năm 2017; cao hơn 50% so với năm 1750, trước khi cuộc cách mạng công nghiệp châm ngòi cho việc đốt than và dầu khí vô tội vạ.

Chỉ số của các loại khí nhà kính quan trọng đo được trong năm 2018 đều cao hơn mức trung bình trong thập kỷ qua. Điều này cho thấy, các hoạt động nhằm đối phó tình trạng khẩn cấp của biến đổi khí hậu đến nay chưa phát huy tác dụng.

wmo nong do khi nha kinh dat muc ky luc
Cháy rừng và phân bón hoá học là hai nguyên nhân hàng đầu gây phát thải oxit nitơ. Ảnh: Getty.

Kể từ năm 1990, sự gia tăng nồng độ khí nhà kính đã làm cho hiệu ứng sưởi ấm của khí quyển mạnh hơn 43%, mà CO2 là nguyên nhân chủ yếu.

Các loại khí nhà kính khác như metan và oxit nitơ cũng tăng mạnh vào năm 2018. Cụ thể, nồng độ metan đo được hiện tại nhiều gấp đôi mức tiền công nghiệp, chịu trách nhiệm cho 17% hiệu ứng nóng lên toàn cầu. Oxit nitơ hiện cao hơn 23% so với năm 1750.

WMO cho biết, khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế còn đang rất lớn, thậm chí sẽ còn xa hơn nếu không kiểm soát sự gia tăng liên tục của khí thải toàn cầu.

Các nhà khoa học trên thế giới tính toán, lượng khí thải phải giảm 50% vào năm 2030 để kiểm soát nhiệt độ toàn cầu tăng dưới mức 1,5 độ C. Nếu tăng vượt mức này, hàng trăm triệu người sẽ phải chịu thiên tai khắc nghiệt, dẫn đến nghèo đói, kém phát triển kinh tế.

Ông Petteri Taalas – Tổng thư ký WMO nói: Lượng khí thải thậm chí chưa có dấu hiệu tăng chậm lại, chưa nói gì đến giảm… Mặc dù thoả thuận chung Paris về biến đổi khí hậu đã được ký kết từ năm 2015. Chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn vì tương lai nhân loại. Cách đây 3 - 5 năm, nồng độ CO2 đo được cũng tương đương hiện tại. Khi đó, nhiệt độ Trái đất ấm hơn 2 - 3 độ, mực nước biển cũng cao hơn 10 - 20m so với bây giờ.

Theo một nghiên cứu toàn diện được công bố mới đây, cam kết cắt giảm 3/4 lượng khí thải của các quốc gia tham gia thoả thuận chung Paris là “hoàn toàn không đạt yêu cầu”. Thậm chí, nhiều quốc gia đang có xu hướng sản xuất nhiên liệu hoá thạch nhiều gấp đôi mức cho phép đến năm 2030.

Ông John Sauven - Người đứng đầu Tổ chức xanh Greenpeace (Anh Quốc) nói: “Nồng độ CO2 cao là cỗ xe nhanh nhất đưa chúng ta đến gần với 'điểm tận thế'. Nền văn minh thế giới, môi trường sống lành mạnh cho thế hệ tương lai,… đang nằm trong tay chúng ta”.

Theo ông Nick Mabey - Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu E3G, sự gia tăng kỷ lục về nồng độ khí nhà kính là “lời nhắc nhở tàn nhẫn” rằng, các tiến bộ trong công nghệ sạch và nỗ lực đối phó biến đổi khí hậu hiện nay vẫn chưa đủ mạnh.

“Chúng ta chưa thể giải quyết vấn đề về khí hậu cho đến khi ngưng hẳn đầu tư vào nhiên liệu hoá thạch, đồng thời tăng cường quy mô năng lượng sạch” - ông Mabey nói thêm.

Trong khi đó, ông Richard Black - Giám đốc Đơn vị Tình báo Khí hậu và Năng lượng Anh Quốc cho biết: “Mức khí nhà kính kỷ lục này sẽ đóng vai trò là một lời nhắc nhở nghiêm túc với các chính phủ rằng họ đang dần từ bỏ cam kết đã ký từ năm 2015. Các quốc gia như Chile, Ý và Anh phải tận dụng mọi công cụ ngoại giao mà họ có để đưa mức khí thải về gần với mức được khuyến nghị”.

Diêu Anh
Theo The Guardian
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động