Xác định nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2024 của ngành Tài nguyên và Môi trường

12/08/2024 10:35 Quản lý nguồn thải
Tổng kết công tác ngành Tài nguyên và Môi trường trong 6 tháng đầu năm Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Ngành Tài nguyên và Môi trường đã bám sát diễn biến tình hình, lắng nghe ý kiến phản hồi chính sách của người dân, doanh nghiệp để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời; tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra; đổi mới công tác kế hoạch, đầu tư; triển khai đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Trong báo cáo kết quả công tác 06 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT). Bộ đã đưa ra những con số hết sức tích cực trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các đơn vị, địa phương trên cả nước.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành đã tiến hành 497 cuộc thanh tra, kiểm tra, đối với 939 tổ chức, cá nhân. Xử phạt vi phạm hành chính 312 tổ chức, cá nhân với số tiền 26,64 tỷ đồng, kiến nghị truy thu nộp ngân sách nhà nước 20,73 tỷ đồng;

Bám sát các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TNMT đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH; hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; trách nhiệm của chính quyền các cấp, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhận thức của người dân đối với các vấn đề về môi trường ngày càng được nâng cao.

Xác định nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2024 của ngành Tài nguyên và Môi trường

Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formos Hà Tĩnh là một trong những cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được Bộ TNMT thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Tổng kết những kết quả đã đạt được trong 06 tháng đầu năm và nhận định những khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục. Bộ TNMT đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong 06 tháng cuối năm, cụ thể:

Thứ nhất: Tổ chức triển khai, xây dựng ban hành các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, đề xuất những quan điểm, chủ trương lớn, mang tính đột phá về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong văn kiện trình Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và báo cáo chính trị của đại hội đảng bộ các cấp.

Tập trung tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật Địa chất và Khoáng sản; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Tài nguyên nước năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó, sửa đổi, hoàn thiện các quy định còn chưa phù hợp, đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết TTHC về môi trường, triển khai các quy định mới sẽ có hiệu lực từ 01/01/2025.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Kế hoạch triển khai các Quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, lĩnh vực bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, thông suốt trong công tác quản lý nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương.

Thứ hai:Tập trung thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra; chú trọng kiểm tra, thanh tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí; dự án được giao đất nhưng chậm đưa vào sử dụng, tổ chức được giao đất, cho thuê đất có nguồn gốc đất công; việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng; việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; việc quản lý, sử dụng các mỏ khoáng sản đã hết hạn khai thác theo giấy phép; việc xả nước thải vào nguồn nước. Đẩy nhanh tiến độ giám định, định giá các vụ việc tố tụng về đất đai, tài nguyên, môi trường…

Tăng cường cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong thực thi, hoàn thiện chính sách, pháp luật; thiết lập hệ thống theo dõi đánh giá việc quản lý sử dụng tài nguyên; thực hiện đánh giá xếp hạng chỉ số bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Phối hợp tốt trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch thanh tra hàng năm, thiết lập cơ chế trao đổi thông tin để khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa Bộ, ngành và địa phương trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở từng cấp; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao và các vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ; chủ động phối hợp với Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành khác và các địa phương trong giải quyết các vụ việc khiếu kiện tồn đọng, kéo dài.

Thứ tư: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, quy định kỹ thuật, nâng cao nhận thức chuyển đổi số; đẩy mạnh triển khai, cung cấp đầy đủ các DVCTT giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến công dân, các thủ tục hành chính về TN&MT cho toàn ngành; chuẩn hóa, đơn giản hóa, thủ tục hành chính, cung cấp 100% DVCTT toàn trình đủ điều kiện, kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia. Hiện đại hóa, chuyển đổi số trong chỉ đạo, điều hành.

Hoàn thiện vận hành Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ điện tử theo hướng dựa trên dữ liệu số hành chính, bước đầu ứng dụng, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc. Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, an toàn thông tin. Phát triển, hiện đại hóa hạ tầng số, nền tảng số và bảo đảm an toàn thông tin trên cơ sở thực hiện các dự án về chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu về TNMT; nâng cấp, phát triển Trung tâm dữ liệu của Bộ đáp ứng yêu cầu, điều kiện cho chuyển đổi số của ngành. Tiếp tục rà soát, tái cấu trúc quy trình các thủ tục sử dụng xác thực, chia sẻ dữ liệu từ CSDLQG về dân cư để công bố và cập nhật, tích hợp, cung cấp trên Hệ 11 thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ TNMT và Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Thứ 4:Tập trung rà soát, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục giải quyết thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. Kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp phép, giải quyết thủ tục hành chính theo hướng phân cấp, phân quyền triệt để cho địa phương, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời xây dựng, hoàn thiện cơ chế, công cụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhằm ngăn ngừa hiệu quả các hành vi tiêu cực, tham nhũng, phòng, chống lợi ích nhóm.

Thứ 5:Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế tập trung vào các lĩnh vực biến đổi khí hậu, khí tượng thuỷ văn, bảo tồn đa dạng sinh học, rác thải biển, khoáng sản thiết yếu v.v.

Thứ 6: Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức bộ máy, quản lý công chức, viên chức Ngành TNMT; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ công chức, viên chức Ngành TNMT.

Thứ bảy: Chi tiết công việc, nhiệm vụ cần thực hiện đối với các lĩnh vực chuyên ngành như: Lĩnh vực quản lý đất đai; lĩnh vực quản lý tài nguyên nước; lĩnh vực địa chất, khoáng sản; lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; lĩnh vực bảo vệ môi trường; lĩnh vực khí tượng thuỷ văn; lĩnh vực biến đổi khí hậu; và lĩnh vực đo đạc, bản đồ và viễn thám.

Nguyễn Quang
Xin chờ trong giây lát...

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn tại nguồn

Phiên bản di động