Xây dựng trung tâm dữ liệu liên ngành: Cần chuẩn hóa dữ liệu
Tăng cường sức chống chịu của các vùng đất ngập nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long Xác định cơ hội phát triển bền vững tài nguyên đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
Theo Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường, trung tâm dữ liệu liên ngành được xây dựng theo hướng tích hợp cơ sở dữ liệu (CSDL) đa ngành, đa lĩnh vực xử lý đồng bộ, tổng thể với tầm nhìn dài hạn. Cùng với đó, bảo đảm cung cấp, chia sẻ và khai thác thông tin đầy đủ, kịp thời, thuận tiện đáp ứng yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng.
Đề án gồm 3 nhiệm vụ thành phần: đầu tư, xây dựng trung tâm dữ liệu vùng ĐBSCL phục vụ thích ứng khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững (thuộc Dự án chống chịu BĐKH tổng hợp và sinh kế bền vững); xây dựng hệ thống CSDL quan trắc về tài nguyên và môi trường; điều tra, đánh giá tổng thể nguồn nước, cảnh báo, dự báo phòng chống khô hạn, xâm nhập mặn, ứng phó với BĐKH khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL. Bên cạnh đó, đề án cũng sẽ đầu tư, hoàn thiện các trung tâm dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Hà Nội, TP HCM.
Lựa chọn các mô hình canh tác thông minh để thích ứng với BĐKH. |
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có trung tâm tích dữ liệu đa ngành nào được xây dựng nên sẽ là một thách thức lớn cho việc xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu liên ngành vùng ĐBSCL và cần sự vào cuộc tích cực của các đơn vị.
"Trung tâm dữ liệu liên ngành vùng ĐBSCL sẽ được xây dựng hiện đại để tạo lập môi trường dùng chung, kết nối các dữ liệu hiện có ở các Bộ, ngành, địa phương, tích hợp và chia sẻ thông tin, do vậy rất cần sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, đơn vị và cần xây dựng khung pháp lý cấp Chính phủ để yêu cầu các Bộ, ngành cùng phối hợp, tham gia xây dựng, chia sẻ CSDL phục vụ Trung tâm dữ liệu liên vùng" - ông Nguyễn Bảo Trung - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Đức Phú - Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng Bộ TN&MT cho biết, thực hiện Tiểu dự án 4 "Đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu vùng ĐBSCL tích hợp dữ liệu tài nguyên và môi trường của khu vực phục vụ phân tích, đánh giá và hỗ trợ ra quyết định về phát triển bền vững trong điều kiện BĐKH" thuộc Hợp phần 1 Dự án "Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL", nhóm tư vấn khảo sát tại 17 đơn vị thuộc các Bộ, ngành, 12 đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT tại Hà Nội và các cơ quan có liên quan tại ĐBSCL.
Qua khảo sát cho thấy, phần lớn CSDL được quản lý tại các cơ quan Trung ương được tập hợp từ địa phương; đa số các cơ quan này đều đang tiến hành xây dựng CSDL quốc gia chuyên ngành. Đây là đầu mối tốt để cung cấp dữ liệu tập trung cho trung tâm tích hợp dữ liệu.
Tại các địa phương - nơi trực tiếp quản lý, xây dựng dữ liệu tại địa phương nên các thông tin thu được sát với hiện trạng khảo sát, tuy nhiên cách quản lý số liệu chưa đồng nhất, có địa phương quản lý tự động, nhiều nơi quản lý thủ công hoặc bán thủ công. Đây cũng sẽ là thách thức cho việc kết nối dữ liệu với trung tâm tích hợp dữ liệu sau này. Do vậy, cần xây dựng danh mục dùng chung; cũng như các cơ chế pháp lý cần thiết của việc chia sẻ dữ liệu đa ngành.
Các dữ liệu chuyên ngành do các đơn vị quản lý hiện đã sẵn sàng chia sẻ và tích hợp vào trung tâm dữ liệu vùng phải kể đến như: dữ liệu mạng quan trắc nước dưới đất ĐBSCL của Cục Quản lý tài nguyên nước; dữ liệu tài nguyên nước trong 10 năm gần đây của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước quốc gia; dữ liệu về kịch bản BĐKH (một số yếu tố mưa, nhiệt độ và bản đồ nguy cơ ngập), bộ chuẩn khí hậu, đánh giá khí hậu, kịch bản BĐKH, thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và BĐKH; dữ liệu về tác động của thiên tai, khí tượng thủy văn và BĐKH và dữ liệu từ 306 Trạm tự động của Tổng cục Khí tượng thủy văn; dữ liệu viễn thám 4 thời kỳ của Cục Viễn thám quốc gia....
"Cần xây dựng phần mềm và CSDL dùng chung với nền tảng hiện đại để tích hợp, chia sẻ dữ liệu liên ngành vùng đồng bằng sông Cửu Long, hướng tới đưa ĐBSCL thành Đồng bằng thông minh (Smart Delta) với nền tảng là công nghệ thông tin". Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành |
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.