Tăng cường sức chống chịu của các vùng đất ngập nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Giải pháp trữ nước Đồng bằng sông Cửu Long Dành nhiều nguồn lực phát triển đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu |
Đây là hoạt động đầu tiên của dự án Mekong Wet, do IUCN điều phối, với sự tài trợ của tổ chức sáng kiến khí hậu quốc tế (IKI) và chính phủ Đức. Dự án nhằm thúc đẩy các nước tiểu vùng sông Mekong gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam xây dựng năng lực, thực hiện tốt công ước Ramsar, công ước đa dạng sinh học và xây dựng phát triển mạng lưới hợp tác phối hợp bảo vệ đất ngập nước.
Thông qua khóa tập huấn, các học viên được cung cấp kiến thức cơ bản về hệ sinh thái đất ngập nước và các dịch vụ sinh thái đi kèm, phương pháp quản lý chế độ thủy văn của hệ sinh thái đất ngập nước, phương pháp đánh giá nhanh tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu và do thiên tai, xây dựng kế hoạch quản lý đất ngập nước. Cùng với đó, các học viên được tham dự hội thảo "Hệ sinh thái đất ngập nước dưới tác động của biến đổi khí hậu - Cách tiếp cận trong quản lý và bảo tồn".
10 báo cáo tham luận về kinh nghiệm thực tiễn tại các khu Ramsar Láng Sen, Tràm Chim, Vườn Quốc Gia U Minh Thượng, và khu bảo tồn Loài - Sinh cảnh Phú Mỹ đã giúp các học viên tích lũy thêm kiến thức để áp dụng tại địa phương mình.
Khóa tập huấn tổ chức dành cho 20 tham dự viên từ các khu bảo tồn và vườn quốc gia khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. |
Đây cũng là cơ hội để các học viên chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi cùng với các chuyên gia từ trường Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh và Đại học Cần Thơ.
Dự kiến, sau khóa tập huấn đầu tiên này, dự án sẽ tổ chức các hoạt động thực địa hỗ trợ các khu đất ngập nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai, vừa bảo tồn được hệ sinh thái đồng thời phát huy được những điểm mạnh để tạo ra các dịch vụ sinh thái thân thiện với môi trường.