Hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia số ổn định và thịnh vượng

24/04/2020 08:10 Tăng trưởng xanh
Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
8 nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ thực hiện Nghị quyết về cách mạng 4.0 Xây dựng, triển khai Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0
xay dung viet nam tro thanh quoc gia so on dinh va thinh vuong
Phấn đấu đến năm 2025 cả nước có 50.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông.

Xác định phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông (CNTT, ĐTVT) là con đường chủ đạo, làm động lực cho tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, Dự thảo Chương trình tập trung vào việc xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá nhằm tạo thị trường; nuôi dưỡng hệ sinh thái thuận lợi; thúc đẩy ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, làm chủ công nghệ số của doanh nghiệp và con người Việt Nam.

Dự thảo Chương trình đặt mục tiêu, giai đoạn đến 2025: Xây dựng ngành công nghiệp CNTT, ĐTVT Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, dựa trên những thành tựu mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, làm động lực thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước, phát triển mạnh mẽ kinh tế số, chuyển đổi số các hoạt động kinh tế-xã hội, xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia số ổn định và thịnh vượng.

Cụ thể, phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT, ĐTVT hàng năm bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Về doanh nghiệp: 50.000 doanh nghiệp CNTT, ĐTVT, trong đó 10 doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế với quy mô trên 1 tỷ USD. Phát triển năng lực công nghiệp CNTT, ĐTVT tại địa phương: 10 địa phương đạt doanh thu trên 1 tỷ USD.

Đối với công nghiệp nội dung số, phấn đấu 60% người Việt Nam sử dụng mạng xã hội của doanh nghiệp trong nước và có 40% người Việt Nam sử dụng công cụ tìm kiếm trong nước.

Nội dung nhiệm vụ chủ yếu của Chương trình, gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các sản phẩm CNTT trọng điểm; Nâng cao tính tự chủ, vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, xây dựng Việt Nam là điểm đến an toàn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số; Hỗ trợ phát triển thị trường; Thông tin, truyền thông quảng bá về công nghiệp công nghệ số Việt Nam; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo.

Để đạt được những nội dung nhiệm vụ trên đây, Dự thảo đề xuất một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật về công nghiệp CNTT, ĐTVT và tổ chức bộ máy. Cụ thể, nghiên cứu xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, CNTT, ĐTVT trong bối cảnh CMCN4; khu công nghiệp công nghệ số; trung tâm đổi mới sáng tạo công nghệ số; sản phẩm công nghệ số, bảo hộ sở hữu trí tuệ trên môi trường số; cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài kinh doanh trên nền tảng số. Hoàn thiện khung pháp lý về mô hình Chuỗi công viên phần mềm; đầu tư, nâng cấp Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung trên cơ sở liên kết các địa phương có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch, tài chính,.. từ đó hình thành một hệ sinh thái gắn kết chặt chẽ các trung tâm công nghệ số của các lĩnh vực chuyên ngành….

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động