ADB đầu tư 37 triệu USD cho Dự án Nhà máy điện mặt trời nổi tại Việt Nam
Không phát triển dự án điện Mặt Trời trực tiếp sử dụng đất trong khu kinh tế, khu công nghiệp Quy hoạch Điện VIII sẽ tập trung phát triển điện sạch Tiết kiệm năng lượng hướng tới tăng trưởng xanh |
Dự án này đánh dấu việc lắp đặt dàn pin điện mặt trời nổi quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam và lớn nhất ở Đông Nam Á. Đây cũng là công ty thành viên đầu tiên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vay vốn quốc tế không có sự bảo lãnh của Chính phủ và EVN.
DHD là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử và có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện. Đơn vị này phải chứng minh được năng lực của mình với tổ chức tài chính ADB và các đối tác của ADB.
Buổi ký kết hiệp định giữa các bên |
Hiện tại, DHD (thuộc Tổng Công ty Phát điện 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đang quản lý, vận hành 4 nhà máy thủy điện, gồm: Đa Nhim, Hàm Thuận, Đa Mi, Sông Pha với tổng công suất 642,5 MW chiếm khoảng 1,7% tổng công suất phát điện của cả nước.
Theo ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện DHD, phải mất gần 2 năm doanh nghiệp mới hoàn tất việc đàm phán ký kết hiệp định vay vốn này, bởi lẽ trong quá trình đàm phán còn thiếu những hành lang pháp lý cơ bản. Nhưng với uy tín, tiềm lực tài chính của mình, DHD đã tiến hành giao dịch theo thông lệ thị trường tài chính quốc tế để được tài trợ dự án.
Tại lễ ký kết, ông Christopher Thiem - Phó Tổng Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ Khu vực Tư nhân của ADB nhận định: "Dự án sẽ giúp tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất năng lượng của Việt Nam và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu như than đá".
Ông Christopher Thiem đánh giá cao quyết định táo bạo của DHD khi lần đầu tiên đầu tư dự án điện mặt trời nổi kết hợp giữa mô hình thủy điện và điện mặt trời.
Nhằm giúp dự án có hiệu quả cao hơn, đại diện DHD cho biết, tổng số vốn đầu tư cho dự án điện mặt trời nổi Đa Mi gần 1.300 tỉ đồng. Ngoài số tiền vay của ADB, số còn lại là từ nguồn vốn tự có của DHD mà không phải vay thương mại.
Với việc tận dụng các hồ thủy điện, thủy lợi để xây dựng nhà máy điện mặt trời nổi không những giúp sản xuất thêm điện năng cho hệ thống điện mà còn làm cho công năng sử dụng của các hồ chứa trở nên hiệu quả hơn.
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.