Cấm chôn trực tiếp chất thải chưa qua xử lý
Cuộc cách mạng trong công tác bảo vệ môi trường |
Bãi rác ở Xuân Trường, tỉnh Nam Định đã được cải tạo thành "công viên". Ảnh: Hoàng Minh |
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đủ cơ sở pháp lý để giải quyết những vấn đề môi trường đặt ra của giai đoạn phát triển mới, tạo hành lang pháp lý đồng bộ về bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.
Theo đó, Dự thảo Luật hợp nhất, tích hợp 07 loại giấy phép về môi trường và xả nước thải vào nguồn nước hiện có thành giấy phép môi trường. Dự thảo cũng quy định, các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái chất lượng môi trường không khí phải có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường.
Một điểm mới của dự thảo Luật là cấm chôn trực tiếp chất thải, chỉ được phép chôn lấp chất thải khi đã qua xử lý; đồng thời, khuyến khích các địa phương phát triển công nghệ đốt rác thu hồi năng lượng, hình thành khu vực xử lý chất thải rắn tập trung, liên huyện, liên tỉnh.
Đối với các bãi rác hiện nay, phải thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi đóng bãi và các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không hợp vệ sinh gây ô nhiễm.
Dự thảo Luật (sửa đổi) cũng quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong việc cải tạo, phục hồi môi trường đối với các bãi chôn lấp chất thải; tổ chức giám sát môi trường định kỳ, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt kể từ ngày hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường; báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường của địa phương; lập hồ sơ bàn giao mặt bằng cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý; đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong những năm tiếp theo.
Điểm mới nữa của dự thảo Luật (sửa đổi) là chất thải được coi là tài nguyên, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn; đồng thời, để quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại có thể gây ra các sự cố môi trường hay các vụ việc vi phạm về bảo vệ môi trường như đổ trộm chất thải, Dự thảo (sửa đổi) cũng quy định rõ yêu cầu đối với các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại phải thực hiện 2 nội dung, gồm đăng ký chủ nguồn thải phát sinh chất thải nguy hại và khai báo hàng năm tình hình phát sinh. Nếu cơ sở không tự xử lý, phải chuyển cho các đơn vị có chức năng xử lý.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.