Châu Á là nơi tạo ra rác thải điện tử nhiều nhất

17/07/2020 12:50 Tác động môi trường
Theo báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” của Liên Hợp Quốc, với tốc độ tăng như hiện nay, nền kinh tế toàn cầu sẽ thải ra 74 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm sau năm 2030.
Để rác thải là tài nguyên
chau a la noi tao ra rac thai dien tu nhieu nhat
Dự báo lượng rác thải điện tử năm 2030 sẽ tăng gấp đôi so với năm 2014.

Trong 5 năm qua, lượng rác thải điện tử được tạo ra bởi nền kinh tế toàn cầu tăng lên một cách nhanh chóng, ước tính tăng 21%/năm. Các hộ gia đình và doanh nghiệp trên khắp thế giới đã thải ra môi trường 53,6 triệu tấn rác thải điện tử vào năm 2019. Trong đó, châu Á là nơi tạo ra nhiều nhất (khoảng 24,9 triệu tấn), tiếp đến là khu vực châu Mỹ (13,1 triệu tấn) và châu Âu (12 triệu tấn). Châu Phi và châu Đại Dương có tương đối ít rác thải điện tử.

Rác thải điện tử bao gồm hầu hết các sản phẩm bị vứt bỏ chứa pin và phích cắm. Các thiết bị điện tử nhỏ, như lò nướng bánh, máy cạo râu điện và đồ chơi, chiếm 32% chất thải điện tử của năm 2019. Lượng rác điện tử nhiều thứ hai chiếm 24% là các thiết bị lớn như thiết bị nhà bếp và máy photocopy. Các tấm pin mặt trời bị loại bỏ chưa phải là lượng rác lớn hiện nay nhưng có thể là vấn đề khi công nghệ hiện nay trở nên lỗi thời. Màn hình điện tử chiếm khoảng gần 7 triệu tấn chất thải điện tử vào năm 2019. Thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông nhỏ như điện thoại vào khoảng 5 triệu tấn rác.

Trong số 53,6 triệu tấn rác thải điện tử được thải ra, chỉ có 17% chất thải được tái chế, phần còn lại chuyển đến các bãi chôn lấp, thiêu hủy hoặc đơn giản là không được xử lý.

Báo cáo trên cũng cho biết, 50 tấn thủy ngân nằm trong các chất thải điện tử đã bị mất dấu và phần lớn trong số đó có khả năng bị thải ra môi trường. Thủy ngân là một chất độc thần kinh ảnh hưởng đến não và có thể làm suy yếu sự phát triển nhận thức của trẻ em. Vào năm 2030, lượng rác thải điện tử dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi so với năm 2014. Đây thực sự là mối nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, nó có thể đầu độc cả những người xử lý nó và môi trường xung quanh.

Quang Minh
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động