Chính sách liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt

25/09/2019 16:31 Tác động môi trường
Những năm qua, chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã khắc phục được các nội dung chồng chéo, chưa nhất quán. Tuy một số văn bản tính khả thi chưa cao, nhưng cũng có văn bản phù hợp với thực tiễn, phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội.
Hướng dẫn lựa chọn công nghệ và cung cấp định mức xử lý chất thải rắn sinh hoạt Hiện trạng phương tiện, thiết bị thu gom, tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong đô thị

Các văn bản hiện hành

Các văn bản hiện hành là các văn bản đã được soạn thảo công phu, theo đúng trình tự ban hành văn bản pháp luật của nhà nước quy định, do các cơ quan tham mưu, chuyên ngành của các Bộ soạn thảo và đã được Chính phủ, các Bộ ban hành, đang được thực hiện.

chinh sach phap luat lien quan den quan ly chat thai ran sinh hoat

Mục tiêu Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Hệ thống văn bản nhà nước liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong đô thị gồm một số các văn bản chính:

Luật: Luật Bảo vệ môi trường (Số 55/2014/QH13)

Chiến lược: Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020. Tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012); Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 (Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 12/12/2009); Chiến lược phát triển chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999).

Nghị định: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015); Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015); Nghị định về sản xuất và cung ứng sản phẩm , dịch vụ công ích (Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013); Nghị định về xây dựng, đánh giá thẩm định và quản lý quy hoạch đô thị (Nghị định số 37/2010/NĐ-CP); Nghị định về chính sách khuyến khích xã hội hóa với hoạt động trong việc giáo dục, dạy nghề, ý tế, văn hóa, thể thao, môi trường(Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008); Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015).

Chương trình quốc gia: Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020.

Quyết định: Công bố định mức dự toán thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị (Quyết định số 529/QĐ-BXD ngày 30/5/2014 của Bộ Xây dựng)

Tính khả thi của hệ thống văn bản

Nhìn chung, các chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong đô thị có một số văn bản hiện hành đã khắc phục được các nội dung chồng chéo, chưa nhất quán. Các nội dung còn chưa thống nhất trong các văn bản đã được khắc phục, chỉnh sửa bổ sung bằng các văn bản ban hành. Cụ thể là, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050 (Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ) nên mục tiêu cụ thể đến năm 2015: 30% bùn bể phốt của các đô thị loại II trở lên và 10% của các đô thị còn lại được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Định hướng phát triển đô thị và khu công nghiệp (Quyết định số 1930/2009/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ) yêu cầu rà soát và bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật về bể tự họai, bán tự hoại và xử lý cặn của trạm xử lý nước thải. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/11/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu đã được giải thích từ ngữ: chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Nghị định đã quy định về bùn thải thuộc các quy đinh về chất thải rắn.

Tuy nhiên, một số văn bản tính khả thi chưa cao. Nguyên nhân trước hết là các chỉ tiêu quá cao, sau đó là các quy định khó thực hiện do điều kiện thực tế còn nhiều hạn chế, thiếu các giải pháp đồng bộ, thiếu các hướng dẫn và cơ chế cụ thể. Ví dụ: Việc phân loại tại nguồn là một trong những giải pháp quan trọng mang tính chiến lược, để giảm chất thải rắn và mang lại lợi ích kinh tế lớn. Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050, đã nêu mục tiêu tổng quát: Đến năm 2025 Hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn được xây dựng, theo đó chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường …

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: 80% đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loai tại hộ gia đình. Để thực hiện giải pháp này, ngoài một số thành phố đã thí điểm hoạt động phân loại rác tại hộ gia đình đạt nhiều thành quả như thành phố Hội An nhưng chưa thể triển khai rộng. Hà Nội triển khai dự án thực hiện sáng kiến 3R tại thành phố Hà Nội để góp phần phát triển xã hội bền vững (3R-HN) được hỗ trợ từ JICA đã triển khai ở 4 phường thuộc 4 quận nội thành trong 3 năm (2007-2009), hiện nay đã ngừng; Tỉnh Bến Tre thí điểm xây dựng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác tại nguồn do Viện Môi trường và Tài nguyên chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh triển khai, nay đã ngừng.

chinh sach phap luat lien quan den quan ly chat thai ran sinh hoat
Thu gom rác thải đồng bộ các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.

Bên cạnh đó, cũng có một số văn bản phù hợp với thực tiễn, phát huy hiệu quả, như: xã hội hóa là chính sách của nhà nước trên con đường tiến tới nền kinh tế thị trường, mở rộng khả năng tham gia của mọi hình thức đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thay thế cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước độc tôn trước đây, nhằm tận dụng khả năng chuyên môn và các nguồn lực từ các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, cộng đồng… xã hội hóa là nhà nước chia sẻ cơ hội cũng như rủi ro với các thành phần kinh tế đặc biệt là đầu tư tư nhân. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cũng là một mặt của xã hội hóa. Để xã hội hóa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhà nước đã ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường (Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường …) để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực này. Xã hội hóa thành công là giảm bớt gánh nặng đầu tư cho nhà nước và tăng cường sự quan tâm của nhà nước đến bảo vệ môi trường.

Nghị định số 69/2008/ NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, Quyết định số 1446/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ nêu danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo nghị định 69/2008/ NĐ-CP. Theo quyết định này, các hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải; xử lý rác thải; thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại; cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại; xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; cơ sở xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ, phân tán; xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các đô thị; cơ sở quan trắc và phân tích môi trường đều là loại nghề nghiệp của các cơ sở xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường nêu trong phần V của danh mục.

Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Điều 4 của Nghị định về lĩnh vực đầu tư và phân loại theo dự án. Quy định dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công có danh mục hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải.

chinh sach phap luat lien quan den quan ly chat thai ran sinh hoat
Giao nhiệm vụ quản lý chất thải rắn cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước trong quản lý chất thải rắn đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia quản lý chất thải rắn ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Việc xã hội hóa đặc biệt nổi trội trong việc tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải ở nhiều tỉnh, thành phố. Hình thức hoạt động có thể là doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã hoặc tổ chức tự quản của dân dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Đây là hình thức đáp ứng được nhu cầu của công việc, không đòi hỏi đầu tư lớn nên rất phổ biến ở các thị xã, thị trấn và khu dân cư. Các đô thị thì đô thị có tỷ lệ thu gom cao nhất là các đô thị thực hiện xã hội hóa tốt.

Các nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn ở Việt Nam (mô hình thu gom, vận chuyển và mô hình quản lý nhà máy xử lý rác) chỉ ra rằng để hỗ trợ phát triển xã hội hóa trong quản lý chất thải rắn, cần phải có sự hỗ trợ của pháp luật, thực hiện kiên quyết các quy định, nhằm đảm bảo các cơ sở đều ký các hợp đồng thích hợp với đơn vị thu gom, xử lý và trả phí chất thải rắn. Như vậy sẽ mở ra khả năng cạnh tranh trong thu gom, vận chuyển chất thải rắn. Cơ chế tài chính rõ ràng, minh bạch là rất quan trọng, chính quyền địa phương cần giữ vai trò chủ chốt trong vệ sinh trên địa bàn trong khi UBND đô thị sẽ hỗ trợ giám sát hoạt động của các nhà thầu nêu trong hợp đồng.

Tuy nhiên các hạn chế trong việc triển khai thực hiện chưa kiểm tra, giám sát được để bảo vệ quyền lợi của người lao động, đầu tư phương tiện, thiết bị hạn chế, chưa đảm bảo an toàn trong giao thông và bảo vệ môi trường.

Thu Trang (T/H)
Nguồn: Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam
Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động