Hướng dẫn lựa chọn công nghệ và cung cấp định mức xử lý chất thải rắn sinh hoạt

09/09/2019 19:00 Quản lý nguồn thải
Bộ Xây dựng hướng dẫn Sở Xây dựng Khánh Hòa lựa chọn công nghệ và cung cấp định mức xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
Hướng dẫn việc giám sát chất lượng nước sạch nhà máy tái sử dụng nước KCN Tam Thăng Hướng dẫn sử dụng kinh phí hoạt động nạo vét vùng nước cảng biển

Việc lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Thời gian qua, nhiều công nghệ xử lý chất thải rắn đã được nghiên cứu, áp dụng tại một số dự án của các địa phương nhằm xử lý một phần lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Việc xác định, lựa chọn công nghệ phù hợp còn khó khăn do nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan, như: khả năng đáp ứng của công nghệ; sự đồng bộ và hiện đại của dây chuyền, thiết bị; các yếu tố về tài chính (tổng mức đầu tư, chi phí quản lý vận hành, khả năng thu hồi chi phí từ quá trình xử lý,...), khả năng chi trả của chính quyền địa phương và các yếu tố đặc thù khác.

Năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá các dự án, công nghệ đang được triển khai thực tế tại Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó đánh giá cao một số công nghệ, mô hình xử lý đang thực hiện tại thời điểm đó như Bình Dương (Khu liên hợp xử lý Nam Bình Dương, huyện Chánh Phú Hòa), Ninh Thuận (Công ty Nam Thành), Hà Tĩnh (Nhà máy xử lý rác Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên)...

huong dan lua chon cong nghe va cung cap dinh muc xu ly chat thai ran sinh hoat
Chất thải rắn sinh hoạt ngày càng nhiều và gây ô nhiễm. Hình minh họa

Gần đây, xu hướng lựa chọn công nghệ đốt rác phát điện đang được các địa phương nghiên cứu, triển khai phù hợp theo định hướng của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018); Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015). Hiện nay, cả nước có khoảng 6 dự án đốt chất thải rắn phát điện đã và đang đăng ký bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Tuy nhiên, hiện mới có dự án đốt chất thải rắn sinh hoạt tại Thới Lai, Cần Thơ đã đi vào vận hành và chuẩn bị các thủ tục nối lưới phát điện. Các dự án khác còn đang thực hiện các thủ tục điều chỉnh, bổ sung với ngành điện lực cũng như các thủ tục chuẩn bị dự án đầu tư (Vĩnh Cửu, Đồng Nai; Nam Sơn, Hà Nội; Bố Trạch, Quảng Bình; Phù Ninh, Phú Thọ,…).

Bên cạnh việc lựa chọn công nghệ phù hợp, việc triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển một cách đồng bộ với đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt cũng rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý của công nghệ, giảm giá thành xử lý, tiết kiệm chi phí cho chính quyền địa phương.

Trên cơ sở tham khảo các công nghệ xử lý chất thải rắn đã được áp dụng tại các địa phương, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Sở Xây dựng Khánh Hòa có thể nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn công nghệ phù hợp. Bộ Xây dựng sẽ phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tối đa Sở Xây dựng trong quá trình lựa chọn công nghệ cụ thể.

Về mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Ngày 29/12/2017, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 1354/QĐ-BXD công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt để các tổ chức, cá nhân tham khảo trong quá trình đầu tư, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Mức chi phí xử lý bình quân được xác định trên cơ sở dữ liệu các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bãi chôn lấp chất thải rắn theo từng loại công nghệ trên cả nước phù hợp với mặt bằng giá nhiên liệu, năng lượng vật tư, nhân công và chế độ chính sách tại thời điểm quý II/2017.

Mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết với mức lợi nhuận hợp lý để xử lý 1 tấn chất thải rắn sinh hoạt sau khi qua trạm cân tại nơi xử lý) trong giai đoạn khai thác, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2017/TT- BXD ngày 15/5/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Trường hợp giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt được xác định lớn hơn mức chi phí xử lý theo cùng loại công nghệ được công bố tại Quyết định số 1354/QĐ-BXD, thì UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi phê duyệt áp dụng. Lưu ý, khi vận dụng mức chi phí theo công bố tại Quyết định 1354/QĐ-BXD để so sánh, cần căn cứ vào mặt bằng giá cả và chế độ chính sách tại thời điểm tính toán để điều chỉnh cho phù hợp.

Trong quá trình xây dựng giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Sở Xây dựng được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủ năng lực, kinh nghiệm để lập hoặc thẩm tra phương án giá dịch vụ xử lý; hoặc gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết theo quy định.

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động