Hiện trạng phương tiện, thiết bị thu gom, tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong đô thị

22/08/2019 11:24 Quản lý nguồn thải
Trong những năm qua, công tác quản lý và kiểm soát chất thải rắn (CTR) luôn là nội dung trọng tâm được triển khai ở các cấp, ngành, địa phương nhằm giảm đến mức thấp nhất và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường do CTR gây ra. 
Xử lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạtChung tay tìm giải pháp đột phá về quản lý, xử lý chất thải rắnHội nghị toàn quốc tìm giải pháp đột phá trong quản lý chất thải rắn

Số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, mỗi năm cả nước phát sinh khoảng 25,5 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải hiện nay đã tăng đáng kể qua từng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom chất thải rắn (CTR) sinh hoạt khu vực đô thị mới đạt trung bình hơn 85%, khu vực nông thôn đạt khoảng từ 45 đến 50%...

1. Hiện trạng thu gom, tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong đô thị

1.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong đô thị

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2015, lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục gia tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010. Số liệu thống kê trong các năm từ 2007 đến 2010, tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc là 17.682 tấn/ngày (năm 2007); 26.224 tấn/ ngày (năm 2010), tăng trung bình 10% mỗi năm. Đến năm 2014, khối lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ ngày. Chỉ tính riêng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày. Tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2010 - 2014 đạt trung bình 12% mỗi năm.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị giai đoạn 2013 - 2014 đạt khoảng 84% - 85%, tăng từ 3 đến 4% so với giai đoạn 2008 - 2010. Khu vực ngoại thành tỷ lệ thu gom trung bình đạt khoảng 60% so với lượng CTR sinh hoạt phát sinh.

Theo báo cáo từ các địa phương, ở một số đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 có tỷ lệ thu gom khu vực nội thành đạt mức tuyệt đối 100% như Tp. Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Hải Phòng; Hà Nội đạt khoảng 98% ở 11 quận nội thành (quận Hà Đông đạt 96% và Thị xã Sơn Tây đạt 94%); Huế đạt 95%. Các đô thị loại 2 cũng có cải thiện đáng kể, đa số các đô thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành đạt trên 80% - 85%. Ở các đô thị loại 4 và 5 thì công tác thu gom được cải thiện không nhiều do nguồn lực hạn chế, thu gom phần lớn do các hợp tác xã hoặc tư nhân thực hiện nên thiếu vốn đầu tư trang thiết bị thu gom. Mặt khác, ý thức người dân ở các đô thị này cũng chưa cao nên vẫn có gia đình không sử dụng dịch vụ thu gom rác.

Tại các đô thị, việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt do Công ty môi trường đô thị hoặc Công ty công trình đô thị thực hiện.

Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương

(1)

Thành phố

(2)

Lượng rác thải thu gom

(3)

Tỷ lệ

thu gom

(4)

Ghi chú

(5)

Lạng Sơn

Lạng Sơn

90.4

(184.5 m3 quy đổi 0.49 T/m3)

95%

Yên Bái

Yên Bái

90.

60 – 70%

Bắc Giang

Bắc Giang

100.

Nội thị 100%, ngoại thị 45%

Hà Nội

Hà Nội

7000.

100% (4 quận nội thành)

92 – 94% (8 quận và thị xã Sơn Tây)

Hải Phòng

Hải Phòng

1100.

97%

Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

60 – 70

95% (khu vực nội thành)

30% (khu vực ngoại thành)

Thừa Thiên Huế

Huế

230.

95%

Đà Nẵng

Đà Nẵng

700.

89 – 93%(khu vực nội thành 96%, khu vực nông thôn 65%)

Quảng Nam

Hội An

68 – 70

90%

Khánh Hòa

Nha Trang

400.

90 – 95%

Lâm Đồng

Đà Lạt

60.

95%

Ninh Thuận

Phan Rang Tháp Chàm

145 – 155

98%

Bình Dương

Thủ Dầu Một

210.

95%

Cần Thơ

Cần Thơ

Quận Ninh Kiều

Quận Bình Thủy

Quận Cái Răng

Quận Ô Môn

Quận Thốt Nốt

250.

82.

60.

19.

65.

98%

98%

94%

20%

56%

Cà Mau

Cà Mau

119.

80%

Long An

Tân An

75 – 80

95%

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh

7500.

> 85%

Số liệu khảo sát thực tế tại các đô thị năm 2016.

Nhận xét chung:

Các công ty dịch vụ công ích (Công ty môi trường đô thị hoặc Công ty Công trình đô thị) dưới hình thức Công ty TNHH MTV nhà nước hoặc Công ty Cổ phần nhà nước chiếm số cổ phần chi phối có nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, hệ thống quản lý đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác thu gom, tập kết, trung chuyển CTR sinh hoạt trong đô thị .

Đa phần các công ty thu gom, tập kết, trung chuyển CTR sinh hoạt trong đô thị tư nhân nguồn nhân lực, cơ sở vật chất còn hạn chế (nhất là các tổ chức dân lập, phường, xã thu gom bằng xe ba gác đóng thùng tự chế, xe đẩy tay, xe tải nhỏ…).

1.2. Phương thức thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trong đô thị.

- Phương thức thu gom:

Công ty dịch vụ môi trường tổ chức phương thức thu gom CTR thành hai ca liên tục (trước đây là 3 ca). Dịch vụ thu gom đối với CTR sinh hoạt đô thị thực hiện dịch vụ thu gom tận nơi, thu gom hàng ngày là dịch vụ thu gom đang được phổ biến. Tuy nhiên các hệ thống này đòi hỏi chi phí duy trì khá cao. Thời gian gần đây đã áp dụng thu gom tại các điểm thu gom tập kết hoặc thu gom cách nhật phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng khu vực.

- Mô hình thu gom:

Mô hình 1: Việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt đô thị được các công ty dịch vụ công ích thực hiện. Chất thải được vận chuyển bằng xe (xe cuốn ép rác, xe cẩu….) đến khu vực xử lý.

Mô hình 2: Việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt đô thị được giao cho UBND các phường, xã đảm nhận và chuyển rác vào vị trí tập kết để công ty dịch vụ công ích vận chuyển đến khu xử lý. UBND phường, xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý công tác thu gom trên thuộc địa bàn quản lý, giám sát kết hợp với công ty dịch vụ công ích xác nhận khối lượng rác thu gom, vận chuyển để làm căn cứ nghiệm thu thành toán.

Mô hình 3: Việc thu gom rác thải do UBND phường, xã đảm nhận. Công tác vận chuyển rác giao cho UBND phường, xã đảm nhận và đưa rác về chôn lấp ở bãi rác khu vực.

Mô hình 4: Các khu vực ven đô, đối với rác có khả năng cháy thì đốt, còn lại chôn tại vườn nhà

1.3. Hiện trạng tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong đô thị

- Điểm tập kết (điểm hẹn)

Số lượng điểm tập kết của các đô thị phụ thuộc vào quy trình, nhân lực và phương tiện thực hiện thu gom, vận chuyển hoặc quét dọn vệ sinh cho từng địa bàn. Vị trí các điểm tập kết thường xuyên bị di dời do chất lượng vệ sinh môi trường tại các điểm thấp, điều này làm ảnh hưởng đến mỹ quan và giao thông của thành phố. Việc giảm số lượng vị trí điểm hẹn tác động đến các vấn đề như cự ly thu gom, vận chuyển, số lượng trạm trung chuyển hoặc định hướng quy hoạch tuyến thu gom dọc tuyến (thay các điểm hẹn).

Tại phần lớn các đô thị tuyến thu gom tập kết CTR sinh hoạt đô thị là điểm ở các đầu ngõ, xa cửa nhà dân (thay hàng rác các cơ quan) là nơi tập kết các xe thu gom rác đẩy tay để chuyển rác lên ô tô cuốn ép rác.

- Trạm trung chuyển

Trạm trung chuyển CTR với nhiệm vụ tập trung CTR từ các xe thu gom rác, từ các điểm hẹn. Từ các trạm trung chuyển CTR được vận chuyển lên các bãi chôn lấp bằng các xe có trọng lượng lớn (10 – 15 Tấn/xe). Hiện nay số các đơn vị đầu tư trạm trung chuyển chưa nhiều. Các đơn vị có đầu tư trạm trung chuyển như: thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một, Bắc Giang…

Đặc điểm của một số trạm trung chuyển đã đâu tư ở một số đô thị

+ Trạm trung chuyển cố định cỡ nhỏ: Có mái, kết câu bao che chắn, tường chắn, sân nền, đường cho xe thủ công và xe cơ giới chở rác ra vào và có nguồn cấp nước sạch (Một số đô thị chỉ có tường chắn, sân nền, đường cho xe thủ công và xe cơ giới chở rác ra vào)

+ Trạm thu gom trung chuyển cỡ vừa: Ngoài yêu cầu nêu trên, có thêm hố đặt các container và hệ thống thu gom, nước gỉ rác, xe xúc+ Trạm thu gom trung chuyển cố định cỡ lớn, ngoài các yêu cầu nêu trên còn có thêm máy ép rác, thu gom/xử lý nước rỉ rác, hệ thống rửa xe, bãi tập kết các xe chuyên dụng, nhà điều hành và các công trình phụ khác.

hien trang phuong tien thiet bi thu gom tap ket trung chuyen chat thai ran sinh hoat trong do thi

Hình 1: Trạm trung chuyển cỡ lớn thành phố Đà Nẵng.

Hiện nay có một số trạm trung chuyển không đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường nhỏ nhất giữa hàng rào của trạm trung chuyển cố định đến chân xây dựng công trình khác (yêu cầu ≥ 20m) như ở thành phố Đà Nẵng, thành phố Bắc Giang.

Ngoài các trạm thu gom, trung chuyển cố định có máy ép rác như Phú Hòa (thành phố Thủ Dầu Một), Tân Bình (Thành phố Hồ Chí Minh), TrầnPhú, Đông Cửa, Thọ Xương (thành phố Bắc Giang)… mới được đầu tư, các trạm trung chuyển khác đang xuống cấp như: 5 trạm trung chuyển ở thành phố Đà Nẵng đang hoạt động với khối lượng tiếp nhận bình quân 61 tấn/ngày. Công nghệ ép rác tại trạm trung chuyển là công nghệ ép rác ngang, hở nên qua quá trình hoạt động đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, phát sinh mùi hôi và nước rỉ rác. Hệ thống ép rác, container tại trạm trung chuyển đã cũ và thường xuyên bị hư hỏng ảnh hưởng nhiều đến công tác vận hành trạm và làm gián đoạn công tác thu gom rác. Hệ thống hút và xử lý mùi hôi chưa đảm bảo nên các trạm này đã phát sinh những vấn đề ô nhiễm gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, các trạm trung chuyển có vị trí gần khu dân cư nên mùi hôi từ trạm đã ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

2. Hiện trạng đầu tư phương tiện, thiết bị thu gom, tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong đô thị

2.1. Nhóm phương tiện thiết bị gia công đơn giản:

Đây là nhóm thiết bị thu gom chất thải chuyển đến các điểm tập kết, trung chuyển. Các thiết bị bao gồm: Các thiết bị thu gom như chổi, xẻng; thùng rác; các thiết bị vận chuyển thủ công (đẩy tay).

Kết cấu của các thiết bị vận chuyển thủ công khác nhau do điều kiện tài chính của các công ty dịch vụ nhưng đảm bảo mục đích chung là đảm bảo an toàn giao thông, không rơi vãi rác, nước rỉ rác, mùi ra môi trường, phù hợp với hệ thống vận chuyển, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Tuy nhiên các tổ chức xã hội hóa, nhiều tổ chức sử dụng phương tiện đã cũ, rơi vãi rác thải, nước rỉ rác, phát tán mùi gây ô nhiễm, không đảm bảo mỹ quan.

hien trang phuong tien thiet bi thu gom tap ket trung chuyen chat thai ran sinh hoat trong do thi
hien trang phuong tien thiet bi thu gom tap ket trung chuyen chat thai ran sinh hoat trong do thi
Hình 2: Xe thu gom rác thủ công

Các công ty thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trong đô thị đã trang bị phương tiện, thiết bị lưu giữ, thu gom, vận chuyển bằng thùng đảm bảo yêu cầu chất lượng môi trường, an toàn như:

Công ty TNHH Huy Hoàng thành phố Lạng Sơn, đầu tư 8.000 thùng rác có dung tích 240l và 120l (có hai bánh xe) bằng vật liệu compozit, có nắp đậy, được sử dụng thu gom rác từ các hộ gia đình và khu vực công cộng.

Công ty CP môi trường đô thị Đà Nẵng có 5.027 thùng rác (dung tích 140l, 240l, 280l, 660l) thu gom bằng thùng rác đặt cố định trên đường phố, thu gom theo phương thức đặt thùng trên giờ.

Công ty CP Đô thị Tân An đầu tư 185 thùng chức rác công cộng có nắp đậy, vật liệu chế tạo compozit, xe đẩy tay loại 660 lít có nắp đậy bằng vật liệu compozit.

Thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ các công ty thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đô thị đã đầu tư thùng lưu giữ, thùng thu gom, vận chuyển có nắp đậy, vật liệu chế tạo compozit có nắp đậy. các thùng thu gom vận chuyển rác có kích thước miệng phù hợp với thiết bị cặp thùng của các xe chuyên dùng ép rác. Các thùng có 2, 3, 4 bánh xe có đường kính 600mm, 300mm, 200mm, 150mm…(các thùng có bánh xe 200 mm, 150mm bị hạn chế khi hoạt động trên các đường có mặt đường gồ ghề)

Các thùng lưu giữ, thu gom vận chuyển rác thải được các công ty sản xuất chuyên nghiệp cung cấp hoặc nhập khẩu từ Thái Lan, Malaixia (Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Cà Mau tự sản xuất), kiểu dáng, hình thức đa phần giống nhau.

Xe rác đẩy tay công cộng loại 660 lít bằng vật liệu compozit: Đặc điểm loại xe rác đẩy tay, 2 bánh đặc, 1 bánh nhỏ, 2 nắp/1 nắp; Quy cách 1260 x 860 x 1060 (mm); Bánh xe: một bánh đúc nhỏ ϕ 200; một bánh đúc lớn ϕ 300; Có 2 nắp đậy/1 nắp đậy (có thể tháo lắp); Dung tích 660l; Màu sắc (theo đặt hàng của khách); Thời gian bảo hành 12 tháng

Xe đẩy tay thu gom, vận chuyển rác được chế tạo bằng vật liệu compozitdo các nhà máy sản xuấtchuyên nghiệp cung cấp. xe có nắp đậy, có 3 bánh (1 bánh lái ϕ 100 – 150, hai bánh lớn ϕ 400 – 500. Dung tích 660l, 240 lít…

Công ty CP Công trình công cộng Hội An đầu tư 500 xe có kiểu dáng, màu sơn phù hợp với thành phố du lịch

Xe đẩy tay được chế tạo bằng vật liệu kim loại phần lớn do các công ty thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trong đô thị tự thiết kế, chế tạo hoặc do các hợp tác xã tư nhân chế tạo.

Các xe có kích thước miệng thùng chứa rác phù hợp với kích thước thiết bị cặp thùng của xe chuyên dùng ép rác.

Các xe có kiểu dáng khác nhau thùy theo yêu cầu của người sử dụng, có xe thùng chứa là một hình hộp chữ nhật để lên bộ khung, có xe ba bánh như các xe thu gom rác của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm do công ty TNHH XD – TM và sản xuất Nam Thành Ninh Thuận thiết kế chế tạo để sử dụng và cung cấp cho các tổ đội thu gom rác ở địa phương.

hien trang phuong tien thiet bi thu gom tap ket trung chuyen chat thai ran sinh hoat trong do thi

Hình 3: Xe thu gom đẩy tay tại thành phố Phan Rang Tháp Chàm.

Nhiều xe đầy tay được đục 3 lỗ thoát nước ở đáy hoặc bị rách, thủng vẫn sử dụng như thành phố Yên Bái, Hà Nội, Bắc Giang…

hien trang phuong tien thiet bi thu gom tap ket trung chuyen chat thai ran sinh hoat trong do thi

Hình 4: Xe thu gom đẩy tay tại thành phố Bắc Giang.

Xe đẩy tay bằng vật liệu kim loại hiện không đảm bảo vệ bảo vệ môi trường (xe không có nắp đậy), thiết kế, chế tạo một phần không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ không đảm bảo an toàn lao động, giao thông và sức khỏe cho công nhân vận hành.

hien trang phuong tien thiet bi thu gom tap ket trung chuyen chat thai ran sinh hoat trong do thi
hien trang phuong tien thiet bi thu gom tap ket trung chuyen chat thai ran sinh hoat trong do thi
Hình 5: Xe vận chuyển rác của thành phố Hồ Chí Minh

2.2. Nhóm thiết bị có động cơ:

Phần lớn được đầu tư giai đoạn 2013 đến nay, các phương tiện không phát tán nước rỉ rác, mùi ra môi trường.

Một số công ty môi trường sử dụng các thiết bị đã cũ gây ô nhiễm môi trường. Do vốn đầu tư hạn chế và một phần do thủ tục trong đấu thầu mua phương tiện, thiết bị giá thấp nên chất lượng thấp.

hien trang phuong tien thiet bi thu gom tap ket trung chuyen chat thai ran sinh hoat trong do thi

Hình 6: Xe thu gom, vận chuyển CTR Công ty CP Quản lý Công trình đô thị thành phố Bắc Giang.

hien trang phuong tien thiet bi thu gom tap ket trung chuyen chat thai ran sinh hoat trong do thi
Xe thu gom, vận chuyển CTR Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Hội An
hien trang phuong tien thiet bi thu gom tap ket trung chuyen chat thai ran sinh hoat trong do thi

Xe thu gom, vận chuyển CTR của Công ty TNHH Môi trường đô thị thành phố Hồ Chí Minh.

hien trang phuong tien thiet bi thu gom tap ket trung chuyen chat thai ran sinh hoat trong do thi

Xe thu gom, vận chuyển CTR của Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Bình Dương.

hien trang phuong tien thiet bi thu gom tap ket trung chuyen chat thai ran sinh hoat trong do thi

Xe thu gom, vận chuyển CTR của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Cà Mau.

Xe máy kéo thùng vận chuyển rác thải sinh hoạt đô thị do tự chế tạo, lắp đặt, đa phần không đảm bảo các quy định gây mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường(phát tán khí thải, chất thải và nước thải ra môi trường). Các loại xe máy này được dùng phổ biến ở các tổ chức xã hội hóa như hợp tác xã, nghiệp đoàn, tổ chức thu gom dân lập ở thành phố Hồ Chí Minh.

Xe chuyên dùng ép rác, vận chuyển rác được các công ty chuyên sản xuất cung cấp nên dần dần được cải tiến, nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh môi trường. Số lượng xe tương đối đáp ứng nhu cầu cho việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đô thị. Các xe chuyên dùng ép rác đã được bổ sung thiết bị chứa nước rỉ, nắp đậy bộ phận nạp rác cho các xe sử dụng phương thức nạp rác bằng cặp thùng rác nên đảm bảo kín, tránh mùi hôi, nước rỉ rác ra môi trường. Tuy nhiên nhiều công ty thu gom, vận chuyểnrác bằng các xe cũ thường xuyên bị hư hỏng, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thu gom rác như Công ty CP môi trường đô thị Đà Nẵng. Các phương tiệnmới sản xuất chưa có tiêu chí chết tạo thống nhất do nhà nước chưa ban hành yêu cầu kỹ thuật.

Hệ thống ép rác tại các trạm trung chuyển đa phần sử dụng công nghệ ép ngang, hở nên qua quá trình hoạt động đã lộ nhiều khuyết điểm, phát sinh nhiều mùi hôi và nước rỉ rác. Container tại trạm trung chuyển đều đã cũ và bị hư hỏng ảnh hưởng nhiều đến công tác vận hành trạm và làm gián đoạn công tác thu gom rác thải của các trạm trung chuyển ở thành phố Đà Nẵng, một số trạm của thành phố Hồ Chí Minh.

Một số máy ép rác trạm trung chuyển đầu tư mới như ở thành phố Bắc Giang sử dụng công nghệ ép ngang, hở chưa cải tiến vẫn đang được sử dụng. Quy hoạch việc lựa chọn công nghệ thiết kế chế tạo chưa thống nhất do chưa có yêu cầu kỹ thuật của nhà nước.

2.3. Trạm trung chuyển

Trạm trung chuyển được chia thành 4 loại:

Loại 1:

- Công suất tiếp nhận lớn trên 800 tấn/ngày

- Nhà xưởng được thiết kế đạt yêu cầu, khuôn viên lớn.

- Công nghệ: có phương tiện hooklif, môi trường được kiểm soát chặt chẽ, có hệ thống thu gom nước rỉ rác.

Loại 2:

- Công suất tiếp nhận nhỏ: 20 - 100 tấn/ngày

- Công nghệ áp dụng là phương tiện hooklif

- Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, có cổng bảo vệ, có mái che, sàn tráng ximăng, có hệ thống thu gom nước rỉ rác.

Loại 3:

- Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, có cổng bảo vệ, có/không mái che, sàn tráng ximăng, có/không có hệ thống thu gom nước rỉ rác.

- Phương tiện vận chuyển ép kín hoặc tải ben.

- Công suất: trên 100 tấn/ngày

Loại 4:

- Trạm trung chuyển có tường bao xung quanh, không có cổng bảo vệ, có/ không có mái che, sàn tráng ximăng, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác.

- Phương tiện vận chuyển ép kín hoặc tải ben.

- Công suất: nhỏ hơn 100 tấn/ngày

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2016, cả nước mới thu gom được hơn 33.167 tấn CTR, trong đó, tổng lượng CTR thông thường thu gom được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đạt khoảng 27.067 tấn (chiếm tỷ lệ 81%); khoảng 5.100 tấn CTR được thu gom nhưng chưa xử lý theo quy định. Ngoài ra, còn một khối lượng lớn CTR chưa được thu gom đã và đang gây ô nhiễm môi trường. Đáng chú ý, trong các nguồn phát sinh CTR, thì lượng CTR sinh hoạt tại các đô thị tiếp tục tăng trung bình từ 10 đến 16% mỗi năm. Lượng CTR sinh hoạt đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng... nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh, chiếm tới 45,24% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị trên cả nước. Tỷ lệ CTR sinh hoạt chiếm khoảng từ 60 đến 70% tổng lượng CTR đô thị (tỷ lệ này tại một số đô thị lên đến 90%). Tại khu vực nông thôn, lượng CTR sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 0,33 kg/người/ngày.
Thu Vân
Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động