Xử lý vi phạm trong xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ sông Hồng

Chưa thể thượng tôn pháp luật vì thiếu sự phối hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên

18/12/2020 14:27 Chính sách - Pháp luật
Như chúng tôi đã đưa tin ở bài trước, hai lò gạch của Công ty TNHH xây dựng và sản xuất VLXD Sông Hồng (Công ty Sông Hồng) đều chưa được Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên cấp phép, xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ sông Hồng, nhiều năm liền sử dụng công nghệ không phù hợp…Đến nay, sau nhiều cố gắng bằng các văn bản của các cấp, lò gạch của Công ty Sông Hồng vẫn ngang nhiên tồn tại, chưa thể xử lý theo đúng quy định của pháp luật vì Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Hưng Yên chưa có kết quả đo đạc.
Hưng Yên: Lấn chiếm sông Hồng để xây dựng lò gạch
chua the thuong ton phap luat vi thieu su phoi hop cua so tai nguyen va moi truong hung yen
Ông Cao Xuân Chương (bên phải) - phòng Thanh tra thuộc Sở TN&MT tỉnh Hưng Yên lấy cớ về Giấy giới thiệu; Tôn chỉ, mục đích để giãn cách thời gian gặp phóng viên. Đến khi được phóng viên giải thích cặn kẽ về Tôn chỉ, mục đích ngành “Công nghiệp môi trường” có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu, ông Chương vẫn từ chối cung cấp thông tin cho báo chí. Ảnh Giang Nam (trong buổi làm việc cùng phóng viên Tạp chí Công nghiệp môi trường).

Chỉ biết khi có phản ánh từ Phóng viên

Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của Phóng viên tạp chí Công nghiệp môi trường, ngay trong ngày 15/06/2020 lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên đã có chỉ đạo để sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) kiểm tra, xử lý vi phạm đối với vị trí xây dựng của công ty.

Cụ thể, ngay ở Báo cáo số 153/BC-SNN-ĐĐ ngày 01/07/2020 của Sở NN&PTNT đã liệt kê ra một loạt các sai phạm của Công ty Sông Hồng khi thực hiện xây dựng hai lò gạch mới như: không có giấy phép xây dựng, sử dụng đất ra ngoài phạm vi đất được giao khoảng trên 20m, ra ngoài hành lang sông; trên phạm vi này đã làm đường ray nhà máy, đường bê tông, hệ khung mái tôn.

Sau khi nhận được Báo cáo của sở NN&PTNT, UBND tỉnh Hưng Yên đã có văn bản chỉ đạo số 1685/UBND-KT2 ngày 09/07/2020 trong đó giao UBND huyện Khoái Châu, các Sở: NN&PTNT; TN&MT; Xây dựng kiểm tra, xử lý các vi phạm và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/07/2020.

Ngược lại với những đôn đốc, chỉ đạo tích cực từ UBND tỉnh Hưng Yên thì ở bên dưới, Sở TN&MT, UBND huyện Khoái Châu lại “thờ ơ” đến khó hiểu. Để rồi đến hết tháng 07/2020, chỉ có thông tin về kết quả kiểm tra của Sở Xây dựng và NN&PTNT.

Sai phạm của Công ty Sông Hồng được chỉ rõ

Theo báo cáo của Sở Xây dựng thì cả 2 lò gạch của Công ty Sông Hồng đều xây dựng khi chưa được cấp phép, lắp đặt dây chuyền thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Nghị định 76/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/07/2018. Cả hai vị trí được cấp phép đầu tư cho việc sản xuất gạch của công ty đều thực hiện việc xây dựng ngoài phạm vi đất được giao, đặc biệt tại vị trí thôn Chi Lăng, xã Đại Tập công ty đã tiến hành xây dựng lấn chiếm hành lang sông Hồng khoảng 20m, điều này đã vi phạm nghiêm trọng luật Đê điều.

chua the thuong ton phap luat vi thieu su phoi hop cua so tai nguyen va moi truong hung yen
Lò gạch của Công ty Sông Hồng

Cùng với đó một loạt các Báo cáo của Sở NN&PTNT cũng chỉ ra những sai phạm tương tự đối với dự án của công ty gạch Sông Hồng. Các Sở đều có chung đề nghị đối với UBND huyện Khoái Châu là kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của công ty gạch Sông Hồng theo đúng quy định.

Liệu có bất lực trong xử lý vi phạm?

Trước việc chây ì không xử lý vi phạm và chỉ có Báo cáo gửi lên, UBND tỉnh Hưng Yên đã phải ban hành văn bản số 2763/UBND-KT2 ngày 14/10/2020 về việc đôn đốc báo cáo kết quả xử lý vi phạm đối với Công ty gạch Sông Hồng, UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu: " Sở NN&PTNT đôn đốc UBND huyện Khoái Châu xử lý nghiêm hành vi xây dựng công trình vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi đối với Công ty TNHH gạch Sông Hồng theo Kế hoạch số 93A/KH-UBND ngày 31/3/2017 của UBND tỉnh; Giao Sở TN&MT kiếm tra, xử lý các vi phạm về quản lý đất đai, Sở Xây dựng kiểm tra, xử lý vì phạm về quy hoạch, cấp phép xây dựng dối với Công ty TNHH gạch Sông Hồng. Tuy nhiên, đến nay UBND tỉnh chưa nhận được báo cáo của các đơn vị, UBND tỉnh yêu cầu Sở TN&MT, Sở Xây dựng và UBND huyện Khoái Châu báo cáo UBND tỉnh kết quả xử lý trước ngày 31/10/2020".

Đến nay, sau gần 2 tháng so với yêu cầu báo cáo về xử lý sai phạm của Công ty Sông Hồng nhưng mọi thứ vẫn không có thay đổi nhiều. Những vi phạm hiện hữu của Công ty Sông Hồng vẫn không có gì thay đổi. Những động thái tích cực của UBND tỉnh, Sở Xây dựng và NN&PTNT đều không có giá trị khi sự vào cuộc từ UBND huyện Khoái Châu, Sở TN&MT quá hời hợt, phải chăng những sai phạm này không thể xử lý? Hay chính quyền làm ngơ để sai phạm tồn tại? Phải chăng an toàn đê điều là thứ không cần phải được kiểm soát chặt chẽ ?

Thay vì thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn của mình, trong Báo cáo số 247 ngày 10/08/2020 của UBND huyện Khoái Châu thì UBND huyện lại liệt kê một loạt các văn bản của các đơn vị liên quan, trong đó có thể hiện do sự chậm trễ, không gửi kết quả đo đạc của Sở TN&MT, do đó không đủ cơ sở để tiến hành xử phạt đối với công ty.

Trên nóng, dưới lạnh trong việc xử lý những sai phạm của Công ty Sông Hồng đã cản trở việc thực thi sự thượng tôn pháp luật. Ngoài việc cố tình né tránh của một số đơn vị thì nút thắt, cản trở việc xử lý các sai phạm của Công ty Sông Hồng là việc trậm chễ, không đưa ra các kết quả đo đạc đúng thời gian yêu cầu của Sở TN&MT tỉnh Hưng Yên. Không biết UBND tỉnh Hưng Yên có chỉ đạo được Sở TN&MT tỉnh nhà thực hiện nghiêm minh, dứt khoát các trăn trở đã nêu?

Nguyễn Quang
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động