Công ty cổ phần Dụng cụ thể thao Delta: Xả khói đen ra môi trường
Vừa qua, Tạp chí Công nghiệp môi trường có nhận được thông tin của người dân sống trên địa bàn huyện Hoằng Hóa về việc Công ty cổ phần Dụng cụ thể thao Delta đã nhiều lần xả khói đen ra môi trường có mùi khét khó chịu, gây ô nhiễm môi trường. Phóng viên Tạp chí Công nghiệp môi trường cũng đã có mặt tại địa phương (Pv), theo quan sát, ống khói được lắp ở phía sau của nhà máy, cao hàng chục mét, lượng khói đen ngòm được xả ra môi trường có mùi khét.
![]() |
Công ty Delta xả khói đen ra môi trường (ảnh cắt từ clip) |
Anh T người dân sống ở gần đó bức xúc cho biết: “Tôi là người dân sống gần công ty Delta, đã nhiều lần tôi thấy công ty xả khói đen ra môi trường, việc này rất dễ làm ảnh hưởng đến cuộc sốngcủa người dân chúng tôi, tôi mong các cấp chính quyền sớm vào cuộc kiểm tra làm rõ việc làm này và nếu có gây ô nhiễm thì phải có biện pháp xử lý nghiêm để tránh tình trạng công ty tiếp tục xả khói đen ra môi trường như vậy”.
Ghi nhận sự việc trên, Pv đã đặt lịch làm việc với lãnh đạo Công ty Delta nhưng phía công ty lại từ chối tiếp báo chí. Chiều ngày 05/10/2022 Nhà máy lại tiếp tục xả một lượng khói đen ngòm ra môi trường kéo dài gần 10 phút.
Tiếp nhận thông tin phản ánh từ báo chí, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng xuống kiểm tra, lấy mẫu và thực hiện quan trắc khí thải. Kết quả quan trắc là các thông số ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
Để giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Công ty cổ phần Dụng cụ thể thao Delta không được sử dụng phế thải sau sản xuất đưa vào lò hơi để đốt; Phải vận hành thường xuyên các công trình thu gom, xử lý nước thải, khí thải ra môi trường; Định kỳ khơi thông nạo vét các tuyến mương thoát nước mặt, nước mưa chảy tràn trong khuôn viên Nhà máy để tăng hiệu quả thoát nước mặt; Phân loại, thu gom triệt để chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại theo quy định; Tăng cường vệ sinh công nghiệp trong khuôn viên Công ty, khu vực sản xuất và chứa nguyên liệu
Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị UBND huyện Hoằng Hóa chỉ đạo Phòng Tài nguyên môi trường huyện và UBND thị trấn Bút Sơn tăng cường giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với Nhà máy sản xuất dụng cụ thể Thao Delta. Trường hợp phát hiện Nhà máy có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan để xử lý theo quy định.

Đọc nhiều
-
Cuộc thi mô hình sáng kiến “An toàn giao thông” năm 2023 tại Bắc Ninh
-
Bắc Ninh: “Chính quyền thấu hiểu, đồng hành, kiến tạo bứt phá”
-
Quảng Ninh quyết tâm không để tái diễn sự cố môi trường
-
Gia Lai: Huyện Ia Grai phân bổ gần 1,2 tỷ đồng cho các hoạt động bảo vệ môi trường
-
Các trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản
-
Bắc Ninh tổ chức đối thoại với hơn 300 doanh nghiệp FDI
-
Quảng Nam ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 58 của Chính phủ
-
Nữ cán bộ ''biến rác thành tiền''
-
Định hướng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường Biển và hải đảo
-
Nữ công nhân vệ sinh môi trường yêu nghề