Đã có thể dùng hơi lạnh ban đêm để phát điện
Khởi công xây dựng nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên trên địa bàn thành phố TP. HCM sắp có hai nhà máy đốt rác phát điện Đà Nẵng: Người dân nên ủng hộ công nghệ đốt rác, phát điện |
Theo Digital Trends, các nhà khoa học đã tìm ra được cách thắp sáng bóng đèn LED dựa vào chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và không khí. Cách thức này hoàn toàn ngược lại với năng lượng Mặt trời, vốn sử dụng sức nóng và bức xạ Mặt trời để tạo điện.
Quá trình này được gọi là Radiative Sky Cooling (tạm dịch: làm lạnh bằng phương pháp bức xạ ra môi trường ngoài), nhóm nghiên cứu đã dùng thiết bị nhiệt điện giá rẻ để thắp sáng bóng đèn LED công suất thấp. Thiết bị trông tương tự các tấm pin Mặt trời, chỉ khác biệt ở chỗ làm việc theo nguyên tắc ngược lại.
Nhóm nghiên cứu đã dùng thiết bị nhiệt điện giá rẻ để thắp sáng bóng đèn LED công suất thấp. Ảnh: UCLA Samueli School of Engineering. |
"Đáng kinh ngạc là thiết bị này có thể tạo ra điện vào ban đêm, khi các tấm pin Mặt trời vô dụng" - Aaswath Raman, trợ lý phó Giáo sư tại khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu thuộc đại học California cho biết, chúng tôi tin rằng đây sẽ là phương pháp tạo ra điện mới cho những nơi xa xôi, bởi có thể tạo ra điện cả ngày và đêm.
Tuy các tấm pin Mặt trời có thể được trang bị pin để lưu trữ năng lượng nhằm sử dụng vào ban đêm, những bộ pin đó cuối cùng làm cho công nghệ này đắt đỏ hơn, cả về chi phí trang bị và bảo trì.
Raman cùng với hai nhà khoa học từ Đại học Stanford, Wei Li và Shanhui Fan đã phát triển thành công thiết bị sử dụng phương pháp làm mát bức xạ. Về cơ bản, thiết bị phát xạ ra sóng năng lượng vào không gian xung quanh và làm lạnh hơn so với không khí. Chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và thiết bị sẽ sinh ra điện.
Thiết bị tạo ra điện vào ban đêm. Ảnh: Aaswath Raman. |
Các nhà khoa học cho rằng phương pháp này tương tự cách sương giá hình thành trên ngọn cỏ trong những đêm lạnh. Do đó, ý tưởng này có thể được sử dụng để tạo ra điện và sản xuất năng lượng tái tạo sau khi Mặt trời lặn.
Họ đã thử nghiệm công nghệ mới trong khuôn viên trường Stanford và gặt hái một số thành công.
"Điểm nhấn của công trình này là nó hoạt động ngược với pin Mặt trời và sử dụng nhiệt độ lạnh giá của không gian xung quanh để tạo ra điện. Do đó, các nhà máy phát điện có thể sử dụng năng lượng Mặt trời vào ban ngày và công nghệ này và ban đêm để hoạt động 24/7" - Aaswath Raman chia sẻ.
Năng lượng Mặt trời trở nên ngày càng phổ biến trong những năm gần đây khi chi phí lắp đặt rẻ đi. Tuy nhiên, vấn đề dự trữ năng lượng buổi sáng để dùng cho ban đêm vẫn rất nhức nhối, cần nhiều đầu tư hơn nữa để giải quyết. Công nghệ mới này có thể là chìa khoá mở rộng hình thái sử dụng năng lượng bền vững trên toàn cầu trong tương lai.
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.