Đề xuất mới về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Bổ sung danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư |
Bãi bỏ nội dung quy định về xác định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống (nếu có) vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. |
Theo Bộ Tài chính, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP được ban hành trong thời gian qua về cơ bản đã tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, khó khăn khi cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thúc đẩy quá trình tái cơ cấu DNNN trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai thời gian qua cho thấy chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn vẫn còn tồn tại một số bất cập, vướng mắc, việc tổ chức triển khai của các doanh nghiệp, địa phương chưa thực sự sát sao, quyết liệt dẫn tới quá trình cổ phần hóa, thoái vốn gặp khó khăn và không đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra. Do đó, cần thiết phải xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP.
Dự thảo Nghị định gồm 03 Điều, trong đó Điều 1 gồm 15 khoản mục sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Điều 2 gồm 10 khoản mục sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Điều 3 quy định về Điều khoản thi hành.
Những nội dung chủ yếu của Dự thảo Nghị định, gồm:
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP
Bãi bỏ nội dung quy định về xác định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống (nếu có) vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Để tách bạch rõ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công với phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa của doanh nghiệp cổ phần hóa, dự thảo Nghị định bãi bỏ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, đồng thời bổ sung quy định hướng dẫn điều kiện cổ phần hóa phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công (tại khoản 1 Điều 1) và căn cứ vào phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa và thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để xây dựng phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sửa đổi khoản 4 Điều 29 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp theo hướng bỏ quy định tiền thuê đất xác định lại là một căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Sửa đổi quy định về xử lý đối với giá trị lợi thế vị trí đất thuê mà các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trước ngày Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành đã tính vào giá trị doanh nghiệp và hạch toán tăng phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhưng chưa thực hiện phân bổ hết vào chi phí sản xuất kinh doanh và chưa thực hiện khấu trừ vào tiền thuê đất theo hướng công ty cổ phần thực hiện phân bổ vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; công ty cổ phần có nghĩa vụ nộp tiền thuê đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
Về xử lý chi phí cổ phần hóa: Dự thảo Nghị định (khoản 3 Điều 1) bổ sung quy định: “Trong trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện lại việc xác định giá trị doanh nghiệp hoặc tạm dừng cổ phần hóa theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định xử lý các khoản chi phí cổ phần hóa (đảm bảo đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ) hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”
Về xử lý một số vấn đề về tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp: Dự thảo Nghị định (khoản 6 Điều 1) bổ sung quy định theo hướng: “Số dư khoản chênh lệch tỷ giá tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần theo quy định về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước”.
Về chính sách bán cổ phần cho người lao động: Dự thảo Nghị định (khoản 14 Điều 1) bổ sung quy định: Tổng giá trị của số cổ phần bán với giá ưu đãi cho người lao động tính theo mệnh giá tối đa không vượt quá giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; và số cổ phần người lao động được mua thêm quy định được xác định theo thời gian cam kết tiếp tục làm việc tối đa đến hết thời gian làm việc của người lao động theo chế độ lao động quy định tại Bộ Luật lao động hiện hành.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2018/NĐ-CP: Xác định giá trị các quyền sở hữu trí tuệ bao gồm giá trị văn hóa, lịch sử, nhãn hiệu, tên thương mại; xác định giá khởi điểm khi thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước/vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán; quy định xác định giá khởi điểm trong trường hợp thực hiện các phương thức đấu giá, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận mà vẫn không chuyển nhượng hết số vốn nhà nước/vốn của doanh nghiệp nhà nước; chi phí đối với chuyển nhượng vốn nhà nước; các khoản thu từ đầu tư vốn ra ngoài của doanh nghiệp nhà nước; thoái vốn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác; đấu giá cổ phần theo lô; nguyên tắc chuyển nhượng và xác định giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm trong giá khởi điểm; thời hạn công bố thông tin, gửi hồ sơ chuyển nhượng vốn, quy chế mẫu bán đấu giá cổ phần/chào bán cạnh tranh; chuyển nhượng vốn đầu tư tham gia trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) của doanh nghiệp nhà nước; chuyển nhượng quyền mua cổ phần (tại công ty cổ phần) và quyền góp vốn (tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) của chủ sở hữu vốn; đầu tư bổ sung vốn cho các ngân hàng thương mại cổ phần; quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong việc xử lý, quyết định các vấn đề đặc thù, các nội dung phát sinh trong quá trình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Tin mới
Tin khác
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý việc xả nước thải ra môi trường ở các nhà hàng, quán ăn ven biển
Thông tư Quy định phương pháp lập khung giá phát điện của nhà máy điện chất thải rắn và nhà máy điện sinh khối
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.