Doanh nghiệp - Động lực chính để kinh tế tuần hoàn “cất cánh”
Phát triển kinh tế tuần hoàn để giải quyết vấn đề về môi trường |
Việt Nam đã có những mô hình của kinh tế tuần hoàn, đó là Grab. |
Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn. Nếu vẫn giữ nhịp độ phát triển như hiện nay thì mức độ xả nhựa của Việt Nam có thể đạt khoảng 8 triệu tấn/năm. Vì thế, theo nhận định của Liên hiệp quốc, nếu không có biện pháp ngăn chặn ngay thì đến năm 2030, ở ngoài biển khơi sẽ có nhiều nhựa, sắt thép, vật liệu xây dựng... hơn cá. Có thể nói, việc áp dụng nền kinh tế tuần hoàn sẽ tạo ra những thay đổi sâu rộng nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
Hiện nay, Việt Nam đang có tốc độ phát triển kinh tế mạnh trong khu vực và thế giới, việc áp dụng thành công nền kinh tế tuần hoàn sẽ là đòn bẩy lớn cho sự phát triển. Bởi vậy, thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương, tổ chức trong nước và quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới vấn đề này.
Tuy rằng, kinh tế tuần hoàn có thể còn là khái niệm khá mới mẻ, nhưng thực tế đã được thực hiện từ rất lâu đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và trong khu vực nói chung. Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, cơ hội về phát triển bền vững mở ra cho các doanh nghiệp là rất lớn, ước tính đạt khoảng 12 tỉ USD/năm; trong đó, riêng cơ hội về kinh tế tuần hoàn là khoảng 4,5 tỉ USD/năm.
Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI, Chủ tịch Hội đồng Vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam (VBCSD) cho rằng, trong xu hướng hiện nay, các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung luôn phải đứng trước việc làm sao vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh, hiệu quả của các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế, với việc duy trì, bảo vệ và gìn giữ môi trường. Kinh tế tuần hoàn chính là lời giải cho những xung đột này, những mâu thuẫn này. Nói rộng hơn, kinh tế tuần hoàn còn là niềm cảm hứng, là động lực khuyến khích các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu, đổi mới và ứng dụng công nghệ sáng tạo và các mô hình kinh doanh kinh tế tuần hoàn.
Tại Chương trình gặp gỡ và đối thoại về kinh tế tuần hoàn - từ góc nhìn quốc tế đến tiềm năng triển khai tại Việt Nam được tổ chức mới đây, ông Ernesto Hartikainen, chuyên gia cấp cao về kinh tế tuần hoàn SITRA chia sẻ về kinh nghiệm của Phần Lan (quốc gia tiên phong phát triển nền kinh tế tuần hoàn) trong quá trình chuyển đổi thành công từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn.
Ông Ernesto Hartikainen cho rằng, ở Việt Nam đã có những mô hình của kinh tế tuần hoàn, đó là Grab, những ứng dụng liên kết xã hội trên các thiết bị điện tử thông minh. Với ứng dụng này thì một chiếc xe ôtô sẽ được sử dụng liên tục, được tiếp cận với những người có nhu cầu, tránh sự lãng phí khi sản phẩm sản xuất mà không được sử dụng như ở các nước châu Âu.
Để việc áp dụng kinh tế tuần hoàn được phổ biến hơn, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa,một trong những kiến nghị đầu tiên củaVCCI và VBCSD là tiến tới cần xây dựng một bộ luật về nền kinh tế tuần hoàn, trước mắt cần rà soát lại khung pháp lý của các quy định, các luật để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kinh tế tuần hoàn; tiếp theo là hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hành trang tốt, “vũ khí” tốt, công cụ quản trị tốt và đặc biệt là ý tưởng kinh doanh sáng tạo và áp dụng khoa học công nghệ để triển khai kinh tế tuần hoàn thành công.
Trong thời gian tới, Hội đồng VBCSD sẽ phối hợp với Diễn đàn Kinh tế thế giới và Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan Chính phủ để triển khai Chương trình quốc gia về xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam và đặc biệt là thúc đẩy thành lập Liên minh chống rác thải nhựa để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp: Lớn, vừa và nhỏ, thậm chí là doanh nghiệp siêu nhỏ nhưng trong chuỗi giá trị của những doanh nghiệp lớn.
“Cuối cùng, muốn kinh tế tuần hoàn có thể “cất cánh” tại Việt Nam thì cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, sự hỗ trợ kỹ thuật từ các cơ quan tổ chức quốc tế, đặc biệt động lực chính là từ các doanh nghiệp, khi doanh nghiệp nhận thức rõ lợi ích từ mô hình này, doanh nghiệp sẽ chủ động nắm bắt cơ hội và triển khai” - Chủ tịch Hội đồng VBCSD nhấn mạnh.
VBCSD - VCCI sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hành trang tốt, “vũ khí” tốt, công cụ quản trị tốt và đặc biệt là ý tưởng kinh doanh sáng tạo và áp dụng khoa học công nghệ để triển khai kinh tế tuần hoàn thành công. Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI, Chủ tịch Hội đồng VBCSD |
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.