Doanh nghiệp thay đổi công nghệ xử lý chất thải phải tự chịu trách nhiệm

09/04/2020 21:51 Quản lý nguồn thải
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thay đổi công nghệ xử lý chất thải theo hướng tốt hơn so với công nghệ đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì không phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhưng chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Siết chặt quản lý chất thải để phòng, chống dịch Covid-19
doanh nghiep thay doi cong nghe xu ly chat thai phai tu chiu trach nhiem
Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 3 đến 6 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm

Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết, theo quy định tại khoản 3 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ, thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 3 đến 6 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm.

Trường hợp chủ dự án chỉ vận hành thử nghiệm trong khoảng thời gian 3 tháng thì thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm (tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần). Trường hợp vận hành thử nghiệm trong khoảng thời gian 6 tháng thì thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải là 150 ngày.

Trong quá trình hoạt động của cơ sở, trường hợp có thay đổi công nghệ xử lý của công trình xử lý chất thải theo hướng tốt hơn so với công nghệ đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì không phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành phải vận hành thử nghiệm và được kiểm tra, xác nhận theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ.

Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết, theo quy định tại khoản 3 Điều 16b Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, được bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ, thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 3 đến 6 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm.

Trường hợp chủ dự án chỉ vận hành thử nghiệm trong khoảng thời gian 3 tháng thì thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm (tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần). Trường hợp vận hành thử nghiệm trong khoảng thời gian 6 tháng thì thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải là 150 ngày.

Trong quá trình hoạt động của cơ sở, trường hợp có thay đổi công nghệ xử lý của công trình xử lý chất thải theo hướng tốt hơn so với công nghệ đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường thì không phải báo cáo cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành phải vận hành thử nghiệm và được kiểm tra, xác nhận theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ.

Quang Minh
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động