Hà Nội đặt mục tiêu đến 2050 tất cả làng nghề đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường
![]() |
(Ảnh sưu tầm) |
Theo đó, việc ban hành Danh mục nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong xây dựng các giải pháp tổng thể về xử lý ô nhiễm môi trường nhằm bảo tồn, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất tại các làng nghề, làng nghề truyền thống đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành.
Các danh mục nghề gồm: Danh mục làng nghề ô nhiễm phải xử lý, lộ trình thực hiện đến hết năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Danh mục làng nghề ô nhiễm có dấu hiệu mai một phải xử lý ô nhiễm kết hợp khôi phục sản xuất; lộ trình thực hiện đến hết năm 2025; Danh mục làng nghề có dấu hiệu chưa ô nhiễm, cần tiếp tục kiểm soát chất lượng môi trường; Danh mục làng nghề mai một cần rà soát, đề xuất đưa ra khỏi "Danh sách công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống" của UBND TP, lộ trình thực hiện đến hết năm 2023.
Hà Nội đặt chỉ tiêu đến hết năm 2025, 100% các làng nghề đã được công nhận trên địa bàn TP Hà Nội được đánh giá, phân loại theo quy định; 100% các làng nghề được công nhận của Hà Nội đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.
Định hướng đến năm 2030, đảm bảo 100% các làng nghề của Hà Nội được công nhận đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường, khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội.
UBND TP Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này; giám sát và đôn đốc các Sở, Ban, Ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong giai đoạn 2017-2020, Sở đã rà soát 315 làng nghề, tiến hành đánh giá, phân loại mức độ ô nhiễm đối với 293 làng nghề đang hoạt động.
Kết quả cho thấy có 139 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chiếm 47,5%); 91 làng nghề ô nhiễm (chiếm 31%); 63 làng nghề không ô nhiễm (chiếm 21,5%).
Các làng nghề gây ô nhiễm chủ yếu thuộc nhóm ngành nghề như: thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, dệt, nhuộm, tái chế, gia công cơ kim khí.

Đọc nhiều
-
Bài 3: Cơ quan chức năng vào cuộc "khai quật" 2 bãi chôn lấp chất thải
-
Lâm Đồng: : Các văn bản của UBND tỉnh về tách thửa, hợp thửa trên địa bàn tỉnh chấm dứt hết hiệu lực
-
Đắk Lắk: Khu du lịch Văn hóa - Sinh thái Buôn Đôn tìm tư vấn lập quy hoạch
-
Bắc Ninh: Xử phạt 104 triệu đồng hộ kinh doanh xả thải ra môi trường tại Phong Khê
-
Ninh Bình: Bệnh viện Đa khoa huyện Nho Quan hết lòng chăm sóc sức khỏe nhân dân
-
Lâm Đồng: 39 điểm mỏ khoáng sản được đấu giá quyền khai thác năm 2023
-
Hà Nam: Chú trọng xử lý ô nhiễm tại Tây sông Đáy và sông Nhuệ
-
Phê duyệt chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá
-
Đà Nẵng: Tăng cường đầu tư trong hoạt động bảo vệ môi trường
-
Sơn La hướng tới nền nông nghiệp xanh và bền vững