Hà Tĩnh: Một số chính sách bảo vệ môi trường giai đoạn 2018-2020
Yên Bái: "Mắt thần" góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường |
Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi lợn đang hoạt động vào vùng quy hoạch để đảm bảo môi trường. |
Đối tượng áp dụng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã môi trường, cơ sở chăn nuôi và các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh liên quan đến hoạt động môi trường trong phạm vi điều chỉnh nêu trên.
Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ, cụ thể như sau:
1. Chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã môi trường: Hỗ trợ kinh phí mua xe chuyên dùng vận chuyển rác thải sinh hoạt theo địa bàn cụm xã (ít nhất là 05 xã/cụm): 70% tổng mức đầu tư nhưng không quá 1 tỉ đồng/xe; hỗ trợ một lần mua xe chở rác đẩy tay, thùng đựng rác: tối đa 25 triệu đồng/hợp tác xã; hỗ trợ mua chế phẩm sinh học xử lý mùi tại các khu vực tập kết rác thải sinh hoạt tối đa 15 triệu đồng/hợp tác xã/năm.
2. Chính sách hỗ trợ phân loại rác tại nguồn (hộ gia đình) tại thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và thị xã Kỳ Anh: Hỗ trợ mua trang thiết bị phục vụ phân loại rác tại nguồn là 02 thùng/hộ; hỗ trợ kinh phí hướng dẫn tập huấn quy trình phân loại rác tại hộ gia đình đối với các xã, phường, thị trấn thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình tối đa 50 triệu đồng/năm/xã, phường, thị trấn.
3. Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực theo quy hoạch hoặc được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư: Nhà nước đầu tư xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào dự án (đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện) đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực đối với các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực theo quy hoạch hoặc được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án có công nghệ xử lý bằng lò đốt công suất tối thiểu 01 tấn/giờ, công nghệ đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt QCVN 61:2016/BTNMT; nhà máy xử lý công suất tối thiểu 50 tấn/ngày, công nghệ chế biến phân vi sinh hoặc hoặc công nghệ hỗn hợp gồm chế biến phân vi sinh và chôn lấp trong đó tỷ lệ chôn lấp không quá 03%. Trường hợp nhà đầu tư tự bỏ kinh phí để đầu tư các công trình này thì được nhà nước hoàn trả toàn bộ giá trị đã đầu tư theo kết quả thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hỗ trợ kinh phí thực hiện chứng nhận sản phẩm hàng hoá (hợp chuẩn, hợp quy) phân vi sinh từ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh: tối đa 100 triệu đồng/cơ sở (hỗ trợ sau khi được cấp chứng nhận sản phẩm hàng hoá).
4. Chính sách hỗ trợ các cơ sở đang chăn nuôi lợn tập trung nằm ngoài quy hoạch (có trước thời điểm UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch theo Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 14/4/2015) chuyển vào vùng quy hoạch để đảm bảo môi trường: tối đa 100 triệu đồng/cơ sở.
Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh chi cho công tác bảo vệ môi trường.
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.