Hòa Bình: Đánh đổi gì nếu nguồn nước sạch sông Đà cạnh sân golf (!?)

28/10/2019 16:06 Tăng trưởng xanh
Trong trường hợp dự án sân golf ven hồ Đầm Bài (huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình) được chấp thuận chủ trương đầu tư và đi vào hoạt động, thì theo các chuyên gia việc này có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước hồ Đầm Bài, đây là nguồn cung cấp nước sạch sông Đà.
Xét nghiệm miễn phí cho người dân sử dụng nước sông Đà Khởi tố vụ án đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà Chỉ 22% nước thải của Hà Nội được xử lý

Thời gian gần đây có một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đang rất quan tâm tới khu vực ven hồ Đầm Bài, mục tiêu là để triển khai xây dựng dự án sân golf, dù khu vực này là đất rừng và liên quan tới an toàn của hồ sơ lắng Đầm Bài (nơi cung cấp nguồn nước đầu vào cho Nhà máy nước sông Đà). Các doanh nghiệp này đã được UBND tỉnh Hòa Bình cho phép khảo sát lập dự án.

Như vậy, nhiều khả năng khi dự án sân golf được triển khai, hồ Đầm Bài sẽ không còn là hồ chứa và sơ lắng nước cho Nhà máy nước sông Đà nữa. Khi đó, nhà máy sẽ phải triển khai lắp đường ống lấy nước mặt trực tiếp từ sông Đà về để sản xuất.

ho a bi nh se da nh do i gi ne u nuo c sa ch song da ca nh san golf
Hòa Bình sẽ đánh đổi gì nếu nước sạch sông Đà cạnh sân golf (!?)

Về việc này, theo tìm hiểu của PV, ngày 6/9/2019, UBND tỉnh Hòa Bình đã có văn bản số 1418 về chủ trương cho phép Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và Thương mại nghiên cứu, khảo sát, lập dự án Khu phức hợp đô thị sinh thái và sân golf tại xã Yên Quang và xã Phú Minh (Kỳ Sơn).

Nội dung văn bản nêu, xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1723/SKHĐT-DN, UBND tỉnh có ý kiến sau: Đồng ý cho Công ty CP Đầu tư Phát triển đô thị và Thương mại nghiên cứu, khảo sát, lập dự án Khu phức hợp đô thị sinh thái và sân golf tại xã Yên Quang và xã Phú Minh trong thời gian 3 tháng.

Việc chấp thuận đáng ra là rất bình thường với một dự án mới, tuy nhiên, trước đó ngày 23/5/2019, Cục Quy hoạch Đất đai (Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có Văn bản số 146 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình về việc không bổ sung đưa vào Quy hoạch sân golf và dừng phê duyệt chủ trương lập dự án đầu tư Khu phức hợp đô thị sinh thái và sân golf tại xã Yên Quang và xã Phú Minh.

Về việc này, theo Cục Quy hoạch Đất đai trong Văn bản số 178/2019/BC-VIWASUPCO thì dự án Khu phức hợp đô thị sinh thái và sân golf tại xã Yên Quang và xã Phú Minh sử dụng 270ha đất, trong đó 3/4 diện tích đất nằm trong vùng bảo vệ cấp 1 của Dự án nước sông Đà.

"Qua đó, dự án nước sạch sông Đà có tầm quan trọng đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội, việc xây dựng khu phức hợp đô thị sinh thái và sân golf tại xã Yên Quang và xã Phú Minh là không phù hợp, vi phạm phương án bảo vệ Nhà máy nước sông Đà đã được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt tại Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 28/8/2014, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh nguồn nước, chất lượng nước thô đầu vào và kế hoạch cấp nước an toàn liên tục phục vụ nhân dân Hà Nội" - Cục Quy hoạch Đất đai khẳng định.

Trước luồng thông tin tỉnh Hòa Bình đồng ý cho Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và Thương mại nghiên cứu, khảo sát, lập dự án Khu phức hợp đô thị sinh thái và sân golf tại xã Yên Quang và xã Phú Minh đã khiến cho nhiều nhà khoa học không khỏi giật mình, lo ngại nếu sân golf được xây dựng nằm trong vùng an toàn nguồn nước sạch sông Đà thì nguy cơ "đầu độc" người dân Thủ đô là rất cao.

TS Trần Văn Tuấn - Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu xem sân golf là hiểm họa về môi trường bởi để có được những thảm cỏ đẹp, tại các sân golf thường phải dùng một lượng lớn phân hóa học, thuốc trừ sâu dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

TS Tuấn nêu dẫn chứng: "Nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), mỗi ha sân golf phải sử dụng trung bình một lượng hóa chất gấp 3 - 5 lần số hóa chất cho một khu đất canh tác nông nghiệp tương tự. Các độc chất này là nguy cơ cao gây ung thư. Ở một số quốc gia vùng Đông Nam Á, người ta ước tính mỗi sân golf tiêu thụ khoảng 1,5 tấn hóa chất mỗi năm. Còn tại Việt Nam, như sân golf Tân Sơn Nhất, mỗi năm phải bón gần 200 tấn phân hóa học, gần 9 tấn thuốc trừ sâu để chăm sóc cỏ".

"Điều này càng trở nên nguy hiểm hơn nếu sân golf làm gần sông hay khu dân cư bởi phân hóa học, thuốc trừ sâu sẽ ngấm vào đất, vào mạch nước rồi chảy đi khắp nơi. Chất độc từ các sân golf thường là thủy ngân, ngấm vào đất rất độc hại, tạo ra nguy cơ đầu độc trên diện rộng không kiểm soát nổi" - TS Trần Văn Tuấn nói.

Gia Phú
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động