Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam

26/08/2022 07:02 Sự kiện
Sáng 25/8/2022, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Thành phố Đà Nẵng, Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đảm bảo phát triển bền vững các đô thị tại Việt Nam đã chính thức được khai mạc .Sự kiện thu hút sự tham dự với hơn 2.000 khách mời là đại diện lãnh đạo Bộ TN-MT và các cơ quan trung ương, địa phương, các tổ chức quốc tế; hơn 20 diễn giả là các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Cùng với các khu trưng bày những giải pháp các tập đoàn, công ty . xử lí rác thải là những phiên hội thảo tìm kiếm các giải pháp xử lý rác thải tại các đô thị Việt Nam, sự kiện còn mang ý nghĩa rất lớn khi mang đến nhiều giải pháp, công nghệ xử lý chất thải hiệu quả.
Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam
Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam

Lễ khai mạc được diễn ra long trọng tại trung tâm Hội chợ triển lãm Thành phố Đà Nẵng

Hội thảo và triễn lãm là dịp để giới thiệu, quảng bá các giải pháp, công nghệ xử lý chất thải rắn tiên tiến, thân thiện môi trường; thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tại các đô thị, lần đầu tiên, Đà Nẵng là thành phố đăng cai tổ chức sự kiện ý nghĩa này, đây cũng là cơ hội để thành phố tăng cường nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài trong công tác phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn, góp phần triển khai hiệu quả Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”. Đây là hội thảo và triễn lãm quốc tế đầu tiên về giải pháp và công nghệ xử lý chất thải tại các đô thị Việt Nam được tổ chức tại Đà Nẵng và hứa hẹn đem lại những mô hình giải pháp bền vững để giải quyết hiệu quả, dứt điểm rác thải hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh. Đây là cơ hội lớn để các cơ quan, các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước trao đổi, chia sẻ; nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ; đặc biệt khuyến khích và ưu tiên thúc đẩy chuyển giao công nghệ xử lý môi trường mới, công nghệ tái chế, năng lượng tái tạo, phù hợp cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại các đô thị Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng trong thời gian tới; hướng tới công nghệ xanh, công nghệ sạch nhằm góp phần đạt mục tiêu Tăng trưởng xanh và "Giảm phát thải bằng 0 - Net Zero” vào năm 2050 theo cam kết của Thủ tướng chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh COP26".

Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam

Quang cảnh tại lễ khai mạc Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Lê Quang Nam, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: Đảng, Quốc hội và Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề tốt để tăng cường công tác BVMT thời gian tới. Ông cho rằng: “Công tác quản lý chất thải, đặc biệt là CTRSH là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Do đó, việc đề xuất được các giải pháp đồng bộ từ mô hình quản lý, mô hình công nghệ xử lý chất thải nhằm kiểm soát, giải quyết được bài toán xử lý triệt tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải là vấn đề hết sức cấp thiết”

Tuy nhiên, do sự phát triển KT-XH, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số đang diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra áp lực lớn tới môi trường khi lượng chất thải rắn (CTR) nói chung và đặc biệt chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) nói riêng đang phát sinh ngày càng nhiều, tính chất và thành phần phức tạp, chất thải nhựa chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2016-2020, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở các đô thị tăng từ 10-16%. Khối lượng CTRSH phát sinh tại khu vực đô thị trong cả nước là 35.624 tấn/ngày, chiếm khoảng 55% tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên cả nước. CTRSH sau khi thu gom được xử lý chủ yếu bằng các phương pháp sau: 71% khối lượng CTRSH được xử lý bằng phương pháp chôn lấp; 16% khối lượng CTRSH được xử lý tại các nhà máy chế biến compost; 13% khối lượng CTRSH được xử lý bằng phương pháp đốt.

Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam

Ông Lê Quang Nam, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phát biểu khai mạc

Trong những năm qua, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh ngày càng tăng, tính chất và thành phần phức tạp, trong đó thành phần chất thải nhựa cao Đối với khu vực miền Trung và Tây Nguyên, theo thống kê năm 2021, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên phát sinh khoảng 8.500 tấn/ngày. Đối với Đà Nẵng, năm 2021, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phát sinh khoảng 1.027 tấn/ngày. Trong đó khu vực đô thị khoảng 964 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt 100 %; khu vực nông thôn khoảng 63,5 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom khoảng 100 %. Tuy nhiên, rác thải sinh hoạt, đặc biệt là rác thải sinh hoạt tại nông thôn hầu hết chưa được phân loại tại nguồn; mới chỉ được thực hiện tại một số địa phương và vẫn mang tính khuyến khích.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Hưng Thịnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng, trong hơn 30 năm trở lại đây, số lượng đô thị ở nước ta tăng lên nhanh chóng cùng với sự mở rộng cả về quy mô và diện tích. Thực trạng đó đang tạo nên sức ép ngày càng tăng của đô thị lên môi trường, đặc biệt là công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đô thị. Ông nêu cao nhận thức đối với vấn đề CTRSH là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương. Đây cũng là vấn đề đã được các Đại biểu quốc hội và cử tri cả nước hết sức quan tâm, chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội. Do đó, việc đề xuất được các giải pháp đồng bộ từ mô hình quản lý, mô hình công nghệ xử lý chất thải nhằm kiểm soát, giải quyết được bài toán xử lý triệt tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải là vấn đề hết sức cấp thiết.

Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam

Ông Nguyễn Hưng Thịnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và môi trường tham dự sự kiện triễn lãm – hội nghị quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam

Ông Nguyễn Hưng Thịnh đề nghị tại Hội thảo cùng nhau trao đổi, thảo luận, đánh giá cụ thể và khách quan những mặt được và chưa được của công tác quản lý chất thải của Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra được những nguyên nhân và chia sẻ bài học kinh nghiệm để từ đó thống nhất đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt các chính sách, quy định về quản lý chất thải trong Luật BVMT 2020 nhằm hình thành cách thức quản lý, ứng xử mới với chất thải, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, triển khai áp dụng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo quy định của pháp luật về BVMT và Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đảm bảo tính hiệu quả, ổn định và bền vững cùng với đó là việc đề xuất được các mô hình công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường để quảng bá, giới thiệu, nhân rộng trong phạm vi cả nước.

Diễn ra song song trong sự kiện là nhiều hoạt động thiết thực thu hút đông đảo đại biểu tham dự như: Triển lãm trưng bày các thiết bị, công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đô thị hiện đại của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước gồm; triển lãm tranh thiếu nhi vẽ về môi trường; ngày hội thu mua rác tái chế và tặng quà; tham quan trạm trung chuyển rác trên đường Lê Thanh Nghị, chương trình kết nối cung cầu và hai phiên hội thảo, Hội thảo và Triển lãm có ý nghĩa rất lớn là tạo cơ hội cho các đơn vị trong ngành có cái nhìn tổng quan về cơ chế chính sách mới, thực trạng quản lý và xử lý chất thải, môi trường tại các đô thị Việt Nam; là cơ sở đáng tin cậy để các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương, các nhà đầu tư và cộng đồng người dân tìm hiểu, đề xuất giải pháp và công nghệ phù hợp để xử lý chất thải tại các đô thị Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, sự kiện còn có phần ký kết hợp đồng, trao giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp, hợp đồng hợp tác của các nhà tài trợ.

Phiên hội thảo toàn thể một có chủ đề Chính sách và giải pháp quản lý chất thải tại các đô thị Việt Nam và phiên hội thảo toàn thể hai có chủ đề giải pháp, công nghệ, thiết bị trong quản lý, xử lý chất thải đô thị. Phần cuối thời gian các phiên hội thảo là phần trao đổi, giải đáp câu hỏi giữa diễn giả và các đại biểu dự hội thảo.

Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam

TS. Trần Văn Lượng, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam chủ trì phiên toàn thể 2 và trình bày tham luận “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ ngành công nghiệp môi trường

Để công tác quản lý CTRSH theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được nhanh chóng thực thi các địa phương cần quan tâm tổ chức thực hiện tốt những yêu cầu được đề cập tại sự kiện để tổ chức thực hiện tốt các quy định mới của Luật BVMT 2020 và văn bản quy định chi tiết thi hành, trong đó đề cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, của người dân và doanh nghiệp. Thực hiện thí điểm, sớm hơn lộ trình quy định của Luật BVMT 2020 trong việc triển khai cơ chế phân loại rác thải tại nguồn; thu giá, phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo khối lượng, bao bì chứa tại một số tỉnh, thành phố lớn.

Cùng với đó, việc triển khai thực hiện hiệu quả quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu, ưu tiên khuyến khích doanh nghiệp chủ động xây dựng hệ thống thu gom, tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì sau xử lý cũng được chú trọng nhằm đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là trong việc khuyến khích đầu tư xây dựng và vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, triển khai áp dụng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo quy định của pháp luật về BVMT và Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đảm bảo tính hiệu quả, ổn định và bền vững của dự án, phát huy và đa dạng hóa nhiều nguồn lực cho xử lý chất thải.

Một số giải pháp công nghệ thân thiện môi trường trong xử lí rác thải có mặt tại sự kiện và nhiều hoạt động khác diễn ra tại chương trình

Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam
Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam
Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam
Hội thảo - Triển lãm quốc tế về Giải pháp và Công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam

Một số giải pháp công nghệ thân thiện môi trường trong xử lí rác thải có mặt tại sự kiện và nhiều hoạt động khác diễn ra tại chương trình

Chương trình diễn ra mang ý nghĩa rất thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích hoạt động phân loại chất thải tại nguồn. Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở các trường học, cộng đồng dân cư, cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ về giảm thiểu phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng CTR, thải bỏ CTR đúng nơi quy định. Thu hút cộng đồng tham gia quản lý chất thải, tăng cường vai trò của cộng đồng trong quản lý chất thải là một việc làm cần thiết. Từ xây dựng và thực hiện đề án nâng cao năng lực trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt tại các địa phương.

Đây cũng là dịp để rà soát đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật trong công tác quản lý chất thải, từ đó đề xuất bổ sung hoàn thiện, thống nhất và đồng bộ, xây dựng các quy định, hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế CTR; ban hành lộ trình phù hợp giảm thiểu và tiến tới chấm dứt việc sử dụng túi nilon khó phân hủy. Hoàn thiện các quy định hướng dẫn về phương pháp định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt. Xây dựng các quy định về quản lý, sử dụng sản phẩm và vật liệu tái chế đối với các loại hình sản xuất tái chế từ các loại CTR. Đồng thời, tăng cường và đa dạng hoá nguồn đầu tư tài chính. Tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hóa nguồn tài chính cho quản lý chất thải từ: ngân sách nhà nước; các dự án, chương trình tài trợ trong và ngoài nước; Quỹ BVMT Việt Nam; Quỹ BVMT của địa phương huy động vốn từ cộng đồng, hợp tác công tư, các nguồn vốn hợp pháp khác.

NDT
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động