Hơn 11.000 nhà khoa học cảnh báo: Khủng hoảng khí hậu đang đe doạ nhân loại

06/11/2019 11:23 Tác động môi trường
Theo cảnh báo từ hơn 11.000 nhà khoa học, người dân trên toàn cầu sẽ phải đối mặt với “nỗi thống khổ không kể siết vì khủng khoảng khí hậu".
Thỏa thuận Paris vẫn không thay đổi sau khi Mỹ rút khỏi Gần 300 triệu người sẽ mất nhà do nước biển dâng vào năm 2050 85% thành phố cảm nhận được biến đổi khí hậu, nhưng gần một nửa không đối phó

Ngày 5/11, Tạp chí BioScience đã công bố văn bản cảnh báo đến từ hơn 11.000 nhà khoa học về tình trạng khẩn cấp của biến đổi khí hậu. Theo đó, người dân trên toàn cầu sẽ phải đối mặt với “nỗi thống khổ không kể siết vì khủng khoảng khí hậu”, trừ khi đồng lòng thực hiện một cuộc cách mạng trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia hiện đang có kế hoạch về kiểm soát khí hậu "hoàn toàn không phù hợp".

“Một cách rõ ràng và dứt khoát, chúng tôi tuyên bố Trái đất đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu. Để đảm bảo một tương lai bền vững, chúng ta phải thay đổi lối sống trong xã hội và cách tương tác với hệ sinh thái tự nhiên”, văn bản nêu rõ.

hon 11000 nha khoa hoc canh bao khung hoang khi hau dang de doa nhan loai
Biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng cực đoan, một trong số đó là hoả hoạn tăng ngoài tầm kiểm soát. Ảnh: AP.

Giáo sư William Ripple của Đại học bang Oregon (Mỹ) - tác giả chính của tuyên bố cho biết, động lực để ông khởi xướng đưa ra tuyên bố này là những gì “mắt thấy tai nghe” về sự gia tăng của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Do vậy, ông muốn cảnh báo mọi người một cách cụ thể về dấu hiệu, nguyên nhân, hậu quả của biến đổi khí hậu, thay vì chỉ tập trung nói đến phát thải carbon hay tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất.

Các nhà khoa học cho biết thêm: “Chúng ta không còn thời gian để mất. Khủng hoảng khí hậu đang xảy ra và tăng tốc nhanh hơn hầu hết các nhà khoa học dự kiến. Nó thực sự nghiêm trọng hơn dự đoán, đe doạ hệ sinh thái tự nhiên và số phận của nhân loại”.

Tuyên bố này được ra đời trong đúng dịp kỷ niệm 40 năm Hội nghị Khí hậu Thế giới đầu tiên diễn ra tại Geneva năm 1979. Đây là kết quả nghiên cứu của hàng chục nhà khoa học và được hơn 11.000 đồng nghiệp đến từ 153 quốc gia chứng thực.

Giáo sư Thomas Newsome của Đại học Sydney – đồng tác giả của tuyên bố chia sẻ: “Cần có những bộ chỉ số rộng hơn để theo dõi biến đổi khí hậu, như tốc độ tăng dân số, lượng thịt tiêu thụ, tình trạng rừng bị huỷ hoại, mức tiêu thụ năng lượng, đầu tư cho nhiên liệu hoá thạch, thiệt hại kinh tế hàng năm do thời tiết khắc nghiệt…”.

Bên cạnh đó còn một số yếu tố đáng chú ý khác như sự bùng nổ du lịch hàng không và tốc độ tăng trưởng GDP thế giới. Nguyên nhân là do “khủng hoảng khí hậu liên quan chặt chẽ đến việc tiêu thụ mọi thứ quá mức từ lối sống của những người giàu có”.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng: “Dù đã có 40 năm đàm phán về khí hậu nhưng tình trạng khủng hoảng vẫn chưa thể giải quyết. Điều đáng lo ngại nhất là các mốc không để đảo ngược của biến đổi khí hậu. Những hiện tượng cực đoan sẽ xảy ra theo chuỗi, làm gián đoạn hệ sinh thái, xã hội, kinh tế và biến nhiều nơi trên Trái đất thành vùng đất chết”.

Do vậy, việc các nhà hoạch định chính sách và ngừo dân toàn cầu hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình trạng khí hậu là rất quan trọng, để kịp thời xác định ưu tiên và phương hướng hành động.

Một số các hành động cụ thể được chuyên gia khuyến nghị là:

  • Tối ưu hoá và tiết kiệm khi sử dụng năng lượng. Áp thuế carbon mạnh để cắt giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
  • Ổn định dân số toàn cầu (mức tăng hiện tại là khoảng 200.000 người/ngày), triển khai giáo dục giới tính sớm cho học sinh.
  • Chấm dứt tình trạng tàn phá thiên nhiên, phục hồi rừng, rừng ngập mặn để tăng khả năng lưu trữ CO2.
  • Thay đổi chế độ ăn: giảm thịt – tăng rau, tránh lãng phí đồ ăn để giảm chất thải thực phẩm.
  • Thay đổi mục tiêu của nền kinh tế, tách khỏi tăng trưởng GDP.

Theo tác giả của tuyên bố, những sự thay đổi tích cực này không chỉ mang lại công bằng về kinh tế, xã hội cho tất cả mọi người mà còn có khả năng tạo nên sự thịnh vượng nhiều hơn so với vận hành nền kinh tế như thông thường.

Họ cũng tỏ ra lạc quan về sự gia tăng mối quan tâm về môi trường trong xã hội gần đây, khi các cuộc đình công, kiện tụng liên quan đến ô nhiễm môi trường liên tục nổ ra, khiến các chính phủ và doanh nghiệp phải vào cuộc.

Ông Ripple cho rằng, việc các nhà khoa học đưa ra cảnh báo về biến đổi khí hậu là nghĩa vụ và đạo đức nghề nghiệp. “Điều quan trọng nhất là mọi thứ chúng tôi đưa ra đều dựa trên bằng chứng xác đáng. Đã đến lúc hành động mạnh mẽ thay vì chỉ nghiên cứu rồi xuất bản”, Giáo sư Ripple phát biểu.

Diệu Anh
Theo The Guardian
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động