Khách hàng "phát điên" khi bị lộ thông tin từ dịch vụ book vé, đặt xe
Google bí mật thu thập dữ liệu y tế 50 triệu người tại Mỹ 100 nhà phát triển phần mềm truy cập trái phép dữ liệu người dùng FB |
Vừa đặt vé đã nhận quảng cáo xe đưa đón
Đặt đặt vé máy bay thành công từ sáng, thì chỉ đến chiều anh L. Q. Khánh (Long Biên, Hà Nội) đã bị dội “bom” quảng cáo xe đưa đón sân bay. “Việc lộ thông tin khách hàng nên phải nhận các cuộc gọi mời chào các dịch vụ khiến tôi không hài lòng chút nào" - anh Khánh chia sẻ.
Không riêng anh Khánh, nhiều khách hàng rất bức xúc khi trở thành nạn nhân của tình trạng mua/bán thông tin khách hàng ra bên ngoài.
Khách hàng bị làm phiền vì hàng loạt tin nhắn như này. |
Chỉ cần gõ cụm từ “cần mua bán thông tin khách hàng”, sau vài giây, hàng triệu kết quả hiện ra qua công cụ tra cứu google, với lời mời chào đến “cua trong lỗ” cũng phải nghe.
Danh sách chứa thông tin cá nhân của hàng trăm nghìn người được các đối tượng rao bán chia ra rất rõ, gồm cả số điện thoại, email, địa chỉ…
Giá bán một bộ danh sách khách hàng từ 1 triệu đồng đến hàng chục triệu đồng tùy theo loại dữ liệu, số lượng thông tin mà khách hàng yêu cầu.
Người mua thậm chí còn được khuyến mãi nếu mua nhiều với các gói data danh sách đã được lọc sẵn phân loại theo ngành nghề, vùng miền, khu vực, giới tính, độ tuổi, thu nhập...
Cũng đã từng phải bỏ tiền ra mua bộ dữ liệu khách hàng để phục vụ công việc kinh doanh, anh X.T. (Khương Thượng, Hà Nội) đã phải bỏ ra một khoản không nhỏ. Theo anh T., trên các hội nhóm có bán rất nhiều dữ liệu loại này. Dữ liệu về giám đốc doanh nghiệp, khách hàng,…chỉ khoảng 2 - 3 nghìn đồng/người, tuỳ theo chất lượng.
“Nếu cần mua dữ liệu liên quan tới các cửa hàng mà muốn tiết kiệm chi phí thì có thể thuê sinh viên đi chụp lại. Cần khu vực nào thì sẽ thuê người đi quanh khu vực đó, giá chỉ 1 nghìn đồng/số điện thoại. Còn số điện thoại các doanh nghiệp mới thì có thể tìm ngay trên một số trang mạng” - anh T. cho biết thêm.
Được biết, việc lộ thông tin khách hàng từ các hãng kinh doanh vận tải đã xảy ra nhiều năm nay. Cuối năm 2017, Cục Hàng không Việt Nam vào cuộc kiểm ra và công bố kết luận thanh tra.
Theo đó, việc để lộ thông tin hành khách đi máy bay của cả 3 hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific là do nhân viên các hãng và lỗ hổng phần mềm, còn lại chỉ một phần do đại lý bán vé máy bay.
Ông Phan Hoàng Ninh, CEO của Kave Group, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ đặt xe, book vé cho biết, việc lộ thông tin của khách hàng đã diễn ra nhiều năm nay.
Tuy nhiên, phần lớn do cá nhân thực hiện, không phải hãng hoặc công ty đứng ra vì các đơn vị này có cam kết rất rõ về bảo mật thông tin, nếu bán là “đứt”.
Xâm phạm thông tin riêng là phạm pháp
Chia sẻ với PV, ông Ninh cho biết cũng từng là nạn nhân của việc “dội bom” quảng cáo các dịch vụ sau khi đặt vé máy bay.
Theo đó, sau khi khách hàng dùng 3G hoặc Internet, các dữ liệu thông tin được quét và “tuồn” ra bên ngoài cho các đơn vị khác.
Rất nhiều người bị các tin nhắn đặt xe làm phiền. |
Ông Ninh cũng thừa nhận, việc quản lý bảo mật thông tin khách hàng trên mạng, đến thời điểm này, thực sự vẫn còn lỏng lẻo. Đấy là kẽ hở cho nhiều đối tượng đem ra mua/bán với mục đích cá nhân.
Thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho biết, mình cũng là nạn nhân của việc mua/bán thông tin khách hàng.
Theo ông Cường, chúng ta đã có quy định về chế tài xử lý các đối tượng này. Cụ thể, Điều 38 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, nếu không, đều là vi phạm pháp luật.
Các hãng hàng không là đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải. Khi hành khách book vé máy bay để di chuyển là hai bên đã giao kết hợp đồng dịch vụ vận tải. Theo quy định tại khoản 2 Điều 387 Bộ luật dân sự 2015, về thông tin trong giao kết hợp đồng, trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia, phải có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng cho mục đích riêng.
Theo Khoản 5 Điều 517 Bộ luật Dân sự, bên cung ứng dịch vụ phải Giữ bí mật thông tin, đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
Ngoài ra, Điều 6 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định, người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bên cạnh đó, tại khoản 5 Điều 7 Luật an ninh mạng 2018 quy định, các hành vi như xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác…, để trục lợi là hành vi bị nghiêm cấm.
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, phạt tiền, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất có thể tới 7 năm.
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.