Khu "ổ chuột" trong lòng TP. Quy Nhơn nguy cơ ô nhiễm môi trường

22/09/2019 05:00 Tác động môi trường
Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân tại khu vực 6 (phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn) sống chui rúc, nhếch nhác trong những căn nhà dựng tạm bợ, xây cất bằng tôn, gỗ, bạt trên đầm Thị Nại. Theo thời gian, những căn nhà ở đây đã xuống cấp, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường, đổ sập vào mùa mưa bão.
Người dân khốn khổ vì "sống chung" với "núi rác" Sẽ đóng cửa cơ sở sản xuất than thiêu kết gây ô nhiễm môi trường Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước các lưu vực sông
khu o chuot trong long tp quy nhon nguy co o nhiem moi truong
Khu ổ chuột, nhà rầm khu vực 6, phường Hải Cảng nhếch nhác, xả rác sinh hoạt, rác thải nhựa xuống đầm.

Khu vực 6 hay còn gọi là khu ổ chuột, ở phường Hải Cảng hình thành từ thời sau giải phóng đến nay đã mấy chục năm. Người dân ở đây, chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt xa bờ, đi biển, cào sò, huyết và các loại hải sản khác trên đầm Thị Nại để mưu sinh qua ngày. Đời sống sinh hoạt người dân vùng biển, đàn ông đánh bắt hải sản, đàn bà ở nhà đan lưới, chăm sóc con cái. Mỗi gia đình ít nhất cũng 5-6 người con, có gia đình hơn chục người con. Con cái lớn lên, dựng vợ gả chồng, nhưng nhà chật chội không có chỗ ở lại kéo nhau ra dựng nhà ở tạm trên đầm. Cứ thế, đời cha đến đời con, kế tiếp sinh sống trên đầm để thuận tiện cho việc đi biển, sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.

khu o chuot trong long tp quy nhon nguy co o nhiem moi truong
Người dân sống chui rúc, nhếch nhác trong những căn nhà dựng tạm bợ, chật chội, xây cất bằng tôn, gỗ, bạt trên đầm.

Nhiều năm liền, từ một vài hộ, giờ đến hàng trăm hộ dân sinh sống trong khu ổ chuột. Do nhà cất trên đầm, nên không thể xây dựng nhà kiên cố, họ chỉ dùng vật liệu đơn xơ như tôn, gỗ, tre, bạt để làm nhà ở, gọi là nhà rầm. Thời gian trôi qua những căn nhà xuống cấp, hư hỏng, dột nát, tường vách nhà bong tróc, trần nhà tróc lở, tôn phủ ngoài. Nhưng nghiêm trọng hơn, do đời sống người dân vùng biển, họ quen với lối sống sinh hoạt, vệ sinh cá nhân bừa bãi. Đồ dùng sinh hoạt, ăn uống, rác thải sinh hoạt đổ xuống đầm, khiến nước đầm khu vực này đen nghịt, bốc mùi hôi thối phát sinh ô nhiễm môi trường tại khu ổ chuột. Chưa kể rác thải từ ghe thuyền ngư dân cập bến gần cảng biển Quy Nhơn thải xuống đầm, đầm biến thành hố chứa rác do người dân nơi đây xả ra.

khu o chuot trong long tp quy nhon nguy co o nhiem moi truong

Dây điện chằng chịt trong khu nhà rầm gây nguy cơ cháy nổ bất cứ lúc nào.

Ông Đinh Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND phường Hải Cảng chia sẻ: Khu ổ chuột hình thành từ lâu nay, chính quyền rất bức xúc về việc này. Khu vực 6 nằm trong diện quy hoạch xây dựng dự án "Bờ kè kết hợp với chỉnh trang đô thị khu phố 10", từ năm 2011 đến nay chưa thực hiện được. Dự án kéo dài, người dân cũng không thể sửa chữa nhà cửa. Tuy nhiên, địa phương tạo điều kiện cho các hộ dân có nhà bị xuống cấp, hư hỏng sửa lại ở tạm. Hộ dân ngày một đông, nên rất khó khăn cho công tác quản lý xây dựng, cơi nới nhà trái phép. Chỉ qua một đêm, đã thấy xuất hiện căn nhà mới, muốn cưỡng chế cũng rất khó khăn, vì họ làm nhà trên đầm, không thể mang phương tiện cưỡng chế tới được. UBND tỉnh có giao cho Công ty Phú Mỹ để khảo sát, xem xét đầu tư, nhưng công ty chưa thực hiện được vì còn nhiều bất cập. Người dân mong muốn mua đất ở tái định cư, nhưng doanh nghiệp lại thích làm chung cư, nhưng chung cư thì người dân không đồng tình, do không có chỗ để phương tiện ngư cụ đi biển, thờ cúng.

Ông Tuấn cho biết thêm: UBND phường lập danh sách, thống kê các hộ dân trong diện ảnh hưởng dự án là 173 hộ, trong đó giải tỏa trắng khu nhà rầm là 119 hộ. Mặc dù, các hộ dân xây dựng nhà trên mặt nước đầm, không có Giấy CNQSDĐ, nhưng chính quyền vẫn hỗ trợ người dân có điều kiện đến ở khu tái định cư mới khi dự án được triển khai. Việc ở chen chúc nhau tại khu ổ chuột hiện nay khiến địa phương luôn lo lắng, vì phát sinh nguy cơ cháy nổ do nấu ăn trên sàn, chập điện, ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, vệ sinh cá nhân xuống đầm, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản người dân vào mùa mưa bão.

Chia sẻ với PV, ông Phan Ngọc Ánh (tổ 31, khu vực 6, phường Hải Cảng) cho biết: Gia đình tôi sống ba đời ở đây. Khi có gia đình dựng nhà trên đầm ở tạm. Dự án xây bờ kè, chỉnh trang đô thị kéo dài gần 10 năm, người dân ở đây thấy vậy cũng không dám xây cất, sửa chữa nhà, sợ tốn tiền nếu phải tháo dỡ. Khu vực này, xe rác không vào được, người dân xả rác xuống đầm, hoặc đem gom bỏ phía đầu hẻm. Rác sinh hoạt không bao nhiêu, chủ yếu rác ngoài các ghe thuyền đậu cảng Quy Nhơn tấp vào.

Khu ổ chuột nhà rầm đã tồn tại nhiều nay năm, đến lúc cần phải xóa bỏ. Chúng tôi thiết nghĩ, các cấp chính quyền tỉnh Bình Định cần có động thái giúp người dân nơi đây thay đổi cuộc sống hiện tại. Bởi, thành phố Quy Nhơn đang xây dựng trở thành đô thị văn minh, xanh - sạch - đẹp thì không thể tồn tại khu ổ chuột, nhếch nhác, nguy hiểm như thế này.

Theo Báo TN&MT
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động