Kinh tế tuần hoàn là chìa khoá để phát triển bền vững
Phát triển kinh tế tuần hoàn để giải quyết vấn đề về môi trường |
Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng thư ký VCCI, Phó Chủ tịch VBCSD. Ảnh:Huy Thắng. |
Được sự chỉ đạo của Chính phủ, Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD), Ngân hàng Thế giới (WB) và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức hội nghị này
Với chủ đề "Vì một thập niên phát triển bền vững hơn", hội nghị sẽ thảo luận những vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh 10 năm tới (2020 - 2030) được coi là nước rút để Việt Nam hoàn thành Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững bao gồm 115 chỉ tiêu cụ thể trong nhiều lĩnh vực. Những kiến nghị từ hội nghị được kỳ vọng sẽ là đầu vào giá trị, đóng góp tích cực nội dung xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, với tầm nhìn và chính sách mới, để đưa đất nước bước vào một thập niên phát triển bền vững hơn. Đặc biệt, năm nay ban tổ chức có những hội thảo chuyên đề về 3 vấn đề trọng tâm là kinh tế tuần hoàn; hợp tác công tư để phát triển bền vững; phát triển nguồn vốn con người.
Liên hợp quốc đã đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững - Chương trình Nghị sự 2030 với chủ đề không một ai bị bỏ lại phía sau. Các đại diện bộ, ngành đưa ra kế hoạch phát triển bền vững của Việt Nam. Nước ta sẽ tăng tốc và đột phá như thế nào trong kỷ nguyên số, sử dụng khoa học công nghệ đem đến sinh kế cải thiện cuộc sống cho người dân, qua đó cũng cải thiện năng lực cạnh tranh, quản trị, cũng như nâng cao năng suất của doanh nghiệp…
Theo ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch VBCSD cho biết, cả 17 mục tiêu phát triển bền vững và những mục tiêu nằm trong nội dung VBCSD đều rất quan trọng. Nhưng năm nay, Hội nghị tập trung bàn thảo các vấn đề "nóng" nhất. Chẳng hạn, kinh tế tuần hoàn chính là chìa khóa để giải bài toán, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Đó cũng là hướng đi các doanh nghiệp trên thế giới đang hướng đến và một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã sớm nắm bắt.
Kinh tế tuần hoàn được đánh giá là một mô hình ưu việt, bởi vừa tạo ra lợi nhuận, vừa tạo ra công ăn việc làm, mang lại những giá trị về mặt xã hội và môi trường, từ đó hướng tới một nền kinh tế xanh. Đó là vai trò doanh nghiệp thể hiện trong việc chung tay cùng với các cơ quan Chính phủ để phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Quang Vinh cũng nhấn mạnh rằng, để triển khai kinh tế tuần hoàn trước tiên các doanh nghiệp cần phải có hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn, được hỗ trợ để triển khai mô hình kinh tế này. Hiện tại, chúng ta chưa có luật nào cụ thể và chuyên biệt về kinh tế tuần hoàn, điều này muốn có cần có sự vào cuộc, hỗ trợ mạnh mẽ hơn của các cơ quan Nhà nước.
Ở Việt Nam, từ năm 2018, dự án hỗ trợ doanh nghiệp triển khai nền kinh tế tuần hoàn đầu tiên được ra đời - Đó là dự án "Zero Waste to Nature (Không xả thải vào thiên nhiên)", được sự cam kết ủng hộ của cả doanh nghiệp và chính quyền địa phương về việc thí điểm phân loại rác thải nhựa tại nguồn tại quận Bình Thạnh (TP HCM), sắp tới có thể triển khai rộng rãi tại Đà Nẵng, Hà Nội.
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.