Nhân rộng ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời sạch và bền vững tại Đà Nẵng
Đà Nẵng khánh thành hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp mái |
Sáng 27/10, Sở Khoa học & Công nghệ thành phố Đà Nẵng phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án năng lượng mặt trời tại Đà Nẵng.
Đà Nẵng có số giờ nắng trung bình 2.100 giờ/năm, cường độ bức xạ trung bình 4,89kWh/m2/ngày. Qua đó, tiềm năng từ NLMT để sản xuất điện là 0,733kWh/m2/ngày. Qua đó cho thấy, NLMT tại Đà Nẵng có tiềm năng lớn, phù hợp với việc khai thác, sử dụng loại năng lượng này để phát triển trong thời điểm hiện nay và cả trong tương lai.
Trao tặng giấy chứng nhận ghi nhận sự đóng góp và tham gia tích cực vào dự án. |
Bên cạnh đó, Dự án cũng đã tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ quản lý, các nhà đầu tư, hộ gia đình và sinh viên, góp phần nâng cao nhận thức về sử dụng nguồn NLMT vào đời sống, từ đó thúc đẩy nhu cầu lắp đặt hệ thống điện NLMT rộng khắp Đà Nẵng.
Đáng kể nhất là Dự án đã triển khai lắp đặt 14 hệ thống điện NLMT tại các cơ sở công, hộ gia đình từ nguồn vốn của EU với tổng công suất lắp đặt 70,5kWP góp phần lan tỏa và nhân rộng ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời sạch và bền vững tại thành phố Đà Nẵng. Theo tính toán, các hệ thống này mỗi năm tạo ra tổng sản lượng điện khoảng 102.784kWP; tiết kiệm cho mỗi cơ sở công 26 triệu đồng/hệ thống và mỗi hộ gia đình 8,6 triệu đồng/hệ thống…
Hệ thống điện năng lượng mặt trời tại trường Hoàng Hoa Thám (Đà Nẵng) do EU tài trợ. |
Phát biểu tại Hội thảo, bà Cescile Leroy, Quản lý chương trình, Phái đoàn EU tại Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác của các đơn vị trong quá trình triển khai dự án tại thành phố Đà Nẵng vì sự phát triển bền vững. Dự đoán đến năm 2030, 75% khí phát thải nhà kính ở Việt Nam sẽ xuất phát từ ngành năng lượng, do đó, giảm tác động của ngành năng lượng rất quan trọng.