Ninh Bình: Phát triển công nghiệp hỗ trợ đi đôi với công tác bảo vệ môi trường
Theo Đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình đã chỉ rõ, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ các nhóm ngành cơ khí, chế tạo (gia công cơ khi, phù tùng máy móc thiết bị, ngành ô tô); công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và da giày (nhóm sản phẩm bào bì, vỏ lon/hộp, khóa, chỉ may, chỉ khâu, bông tấm, dệt, mex dệt, mex không dệt, đế giày, mũ giày); công nghiệp hỗ trợ ngành thiết bị điện, điện tử, tin học (nhóm sản phẩm linh kiện điện tử, thiết bị điện, sản phẩm công nghệ cao) và công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm và đồ uống.
Ninh Bình đẩy mạnh phát triển khu, cụm công nghiệp theo chiều sâu, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật đối với các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm phát huy nội lực, bảo đảm phát triển bền vững. |
Thực hiện quy hoạch, Ninh Bình đẩy mạnh phát triển khu, cụm công nghiệp theo chiều sâu, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật đối với các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm phát huy nội lực, bảo đảm phát triển bền vững. Về thu thút đầu tư, tỉnh ưu tiên các dự án đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.
Theo số liệu của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình, toàn tỉnh hiện có 97 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.675,63 triệu USD. Các nhà đầu tư đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Hàn Quốc là đối tác dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư với 45 dự án và đứng thứ 2 về vốn đầu tư (đạt 450,18 triệu USD), chiếm 27% tổng vốn FDI toàn tỉnh.
Trong đó, các dự án đầu tư FDI đã đóng góp quan trọng hình thành nên ngành công nghiệp hỗ trợ đang trên đà phát triển mạnh ở các lĩnh vực như may mặc, sản phẩm giày dép, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô….
Trong thời gian qua, Ninh Bình đã thu hút được nhiều dự án FDI công nghệ cao như Dự án Nhà máy Sản xuất camera modul và linh kiện điện tử của Công ty TNHH Mcnex Vina; dự án DNC AUTOMOTVE, Nhà máy Sản xuất dây cáp điện ô tô của Công ty TNHH Esmo Vina;…
Bên cạnh đó, nhiều dự án ngành dệt may, da giày cũng đi vào hoạt động như Nhà máy Sản xuất giày dép xuất khẩu và nguyên phụ liệu ngành giày dép của Công ty Giày ADORA Việt Nam, Nhà máy giày dép xuất khẩu Ninh Bình của Công ty TNHH Sản xuất giày Chung Jye Ninh Bình, Nhà máy sản xuất gia công sản phẩm giày dép Viennery của Công ty Montop Holding Limited,...
Cạnh đó, Ninh Bình đã thu hút được hàng chục dự án đầu tư vào sản xuất linh kiện, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho sản xuất, lắp ráp ô tô như Công ty CP Sejung tại Cụm công nghiệp Cầu Yên; dự án sản xuất, lắp ráp thiết bị ô tô của Công ty TNHH ADM 21; Nhà máy SAMSE VINA tại Cụm công nghiệp Cầu Yên sản xuất cáp đồng trục tự động cho ô tô; nhà máy sản xuất lắp ráp bộ dây cáp điện ô tô ESMO VINA tại Cụm công nghiệp Gia Phú; dự án của Công ty Daewon Auto Vina tại Khu công nghiệp Phúc Sơn,…
Là đơn vị kinh doanh sản xuất lâu năm trên địa bàn Ninh Bình, Liên doanh Ô tô Hyundai và Tập đoàn Thành Công đã đầu tư 8 dự án với vốn đăng ký 12.138,487 tỷ đồng. Trong đó, lớn nhất là Dự án Nhà máy HTMV2, với vốn đầu tư 3.208 tỷ đồng. Nhà máy này có công suất 100.000 xe ô tô du lịch/năm, đến năm 2025 đạt 180.000 xe/năm. 8 dự án của Liên doanh Hyundai - Thành Công hoạt động hiệu quả, hàng năm nộp ngân sách 15.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho 5.000 lao động.
Theo Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình, thời gian qua hoạt động sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển tương đối tốt. Công nghiệp hỗ trợ đã cung cấp một khối lượng lớn các sản phẩm phục vụ sản xuất của ngành công nghiệp chủ lực trong nước và chuỗi giá trị toàn cầu, qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm công nghiệp.
Để tiếp tục tạo điều kiện cho công nghiệp hỗ trợ phát triển, Ninh Bình bám sát vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 20/2018/QĐ-UBND ngày 17/8/2018 về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, Ninh Binh tập trung thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án công nghệ cao, dự án sản xuất thân thiện môi trường. Tỉnh định hướng các doanh nghiệp sản xuất phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường, sản xuất theo hướng xanh.
Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình, các biện pháp bảo vệ môi trường được các chủ đầu tư hạ tầng, các chủ dự án thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và duy trì thường xuyên. Nhờ đó, công tác bảo vệ môi trường được nâng lên, chất thải phát sinh tại các doanh nghiệp được thu gom xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả thải, các sự vụ gây ô nhiễm môi trường đã giảm đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất công nghiệp hỗ trợ tại địa phương luôn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường.
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.