“Nước hồ Dầu Tiếng lại đục”: Yêu cầu kiểm tra làm rõ

04/06/2020 12:20 Tác động môi trường
Ngày 02/6, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương kiểm tra làm rõ thông tin “Nước hồ Dầu Tiếng lại đục” ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân quanh hồ.
Tây Ninh: Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước hồ Dầu Tiếng do khai thác cát
nuoc ho dau tieng lai duc yeu cau kiem tra lam ro
Hồ Dầu Tiếng

Thông báo của Văn phòng Chính phủ nêu rõ, ngày 4/5/2020 và ngày 17/5/2020, Báo Tây Ninh Online và một số trang báo khác có đăng bài “Nước hồ Dầu Tiếng lại đục” ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân sinh sống quanh hồ Dầu Tiếng.

Về việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình giao Chủ tịch UBND các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành chức năng kiểm tra làm rõ nội dung phản ánh của Báo Tây Ninh Online để có biện pháp kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/8/2020.

Hồ chứa nước Dầu Tiếng nằm ở thượng nguồn sông Sài Gòn thuộc phạm vi 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, là công trình quan trọng đặc biệt, liên quan đến an ninh quốc gia.

Được xây dựng từ năm 1981 và đưa vào vận hành khai thác từ năm 1985, hồ Dầu Tiếng được thiết kế để phục vụ quản lý khai thác đa mục tiêu, quy mô công trình hồ chứa cấp đặc biệt, dung tích thiết kế 1,58 tỷ mét khối nước ứng với cao trình mực nước dâng bình thường +24,4m, cao trình mực nước chết +17m, diện tích mặt nước hồ là 270km2.

Do đó, chất lượng nước hồ Dầu Tiếng luôn được chính quyền và người dân quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Ngoài cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, hồ Dầu Tiếng còn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh.

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động