Nước sạch đang cạn kiệt ở nhiều nơi trên thế giới

17/08/2019 18:41 Tác động môi trường
Theo một báo cáo do Viện Nghiên cứu Tài nguyên thế giới Mỹ (WRI) vừa công bố, khoảng 25% dân số thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch.
Nước ngọt tại Sydney cạn nhanh do hạn hán Phòng chống hạn hán, thiếu nước trong mùa khô 2018-2019 Khoảng 40 nghìn người sẽ được cung cấp thông tin về nước sạch và sức khoẻ

Cụ thể, 17 quốc gia trên thế giới đã tiêu thụ tới 80% lượng nước có sẵn hàng năm trong khi vẫn chưa hết năm 2019. Trong khi đó, biến đổi khí hậu liên tiếp gây ra các đợt hạn hán kéo dài, khiến nguồn ngước ngày càng cạn kiệt.

nuoc sach dang can kiet o nhieu noi tren the gioi
Người dân của nhiều thành phố ở Ấn Độ đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nước sạch. Ảnh: Reuters.

Theo số liệu của WRI cập nhật trên Bản đồ nguy cơ thiếu nước thế giới (Aqueduct Water Risk Atlas), tình hình thiếu nước sạch đang diễn biến phức tạp chủ yếu tại các vùng khô cằn Trung Đông và Bắc Phi, trong đó đáng chú ý là Qatar, Israel và Liban.

Ấn Độ xếp thứ 13 trong số các quốc gia phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn nước. Nhưng với dân số hơn 1,3 tỉ người – cao gấp 3 lần tổng số dân ở 16 quốc gia khác trong danh sách, tình hình thiếu nước tại đây trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Để có được thông tin đáng tin cậy hơn, các nhà nghiên cứu của WRI đã đi sâu vào 15 đô thị mới nổi của thế giới tại các vùng phía Nam bán cầu, như Mỹ Latin, Bắc Á, vùng hạ Sahara…

Mặt tích cực là cả 15 đô thị đều được sử dụng nước máy, tuy nhiên, sự phân bổ là chưa đồng đều. Ngoài ra, bên cạnh số lượng, chất lượng và quản lý nước cũng cần được lưu ý.

Bà Victoria Beard – một trong những tác giả của bản báo cáo chia sẻ: "Việc có nước hay không chỉ là một phần của vấn đề, phần quan trọng hơn đó là chất lượng, sự phân bổ hợp lý của nguồn nước đó".

Tại Mumbai (Ấn Độ), hơn 80% hộ gia đình được sử dụng nước máy. Nhưng nước chỉ sẵn có trong khoảng 7 giờ mỗi ngày; con số này là 3 giờ/ngày đối với 70% hộ gia đình tại thành phố Bangalore gần đó.

Ở 12 thành phố khác, các chính phủ hiện đang phải chật vật để giữ nguồn cung nước được liên tục, nguyên nhân là do hạn hán, thiếu năng lượng và cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, có một lượng nước nhất định không thể sử dụng do ô nhiễm khi áp lực nước thấp.

Trong danh sách có 7 thành phố mà người dân thường xuyên phải mua nước từ các cơ sở tư nhân, với giá cao gấp 52 lần so với nước máy.

Các nhà nghiên cứu đặc biệt lưu ý tới các khu định cư tự phát. Đây là những điểm thường bị bỏ qua trong các số liệu chính thức của chính quyền, có nơi gần như ngoài vòng pháp luật. Tại những đô thị như Lagos (Nigeria), Nairobi (Kenya) hoặc Karachi (Pakistan), hơn một nửa số hộ gia đình đang sinh sống ở những nơi như vậy, người dân nơi đây thường xuyên sống trong cảnh thiếu nước, hoặc phải sử dụng nguồn nước không đảm bảo chất lượng.

Trong bản báo cáo, các nhà nghiên cứu của WRI cũng đưa ra một số giải pháp cho các chính phủ, bao gồm: mở rộng đường ống quốc gia, ổn định nguồn cung cấp nước, giữ giá nước bình ổn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và nâng cao chất lượng cuộc sống ở những khu định cư tự phát.

Bà Beard cho biết: "Lãnh đạo các nước cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhiều hơn. Được sử dụng nước sạch với giá phải chăng là quyền lợi chính đáng của con người, đòi hỏi những cam kết chính trị để đảm bảo nó".

Diệu Anh (Theo CityLab)
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động