Pháp và Trung Quốc bắt tay bảo vệ Hiệp định Paris

05/11/2019 15:36 Tác động môi trường
Pháp và Trung Quốc dự định sẽ ký một thoả thuận chung về khí hậu tại Bắc Kinh, tuyên bố Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là “không thể đảo ngược”.
ASEAN tiếp tục nỗ lực chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường Pháp thông qua dự luật về năng lượng, quyết liệt chống biến đổi khí hậu Thế giới đã làm gì trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu?

Ngày 5/11, có mặt tại Thượng Hải (Trung Quốc) trong chuyến công du, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ "lấy làm tiếc" khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định chung Paris về biến đổi khí hậu. Do vậy, ông Macron cho rằng quan hệ đối tác giữa Bắc Kinh và Paris trong lĩnh vực đa dạng sinh học và khí hậu càng trở nên cần thiết hơn.

phap va trung quoc bat tay bao ve hiep dinh paris
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: France24.

Trao đổi với báo giới tại Thượng Hải, Văn phòng Tổng thống Pháp cho hay: “Tổng thống Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ ký một hiệp định song phương trong cuộc hội đàm chính thức diễn ra vào ngày mai (6/11), bao gồm nội dung khẳng định tính không thể đảo ngược của Hiệp định chung Paris về biến đổi khí hậu.”

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay, Trung Quốc và Pháp đã cam kết sẽ cập nhật những đóng góp của họ trong việc chống lại biến đổi khí hậu, nhằm phản ánh “tham vọng lớn nhất có thể của hai nước”.

Hiệp định chung Paris về biến đổi khí hậu được ký năm 2015 với sự tham gia của gần 200 nước, trong đó có Hoa Kỳ, khuyến khích các nước thành viên nên đưa ra các cam kết cắt giảm phát thải mạnh mẽ hơn nếu họ có thể làm được.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trình thư lên Liên hợp quốc (LHQ), quyết định rút khỏi Hiệp định Paris 2015. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố: “Tổng thống Trump đưa ra quyết định rút khỏi Hiệp định Paris vì gánh nặng kinh tế”.

Theo đó, Mỹ sẽ chính thức rút khỏi hiệp định này vào ngày 4/11/2020, chỉ một ngày sau cuộc bầu cử tổng thống.

Ý định rút khỏi Hiệp định chung Paris đã được ông Trump tuyên bố ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 6/2017. Lý do được Tổng thống Trump đưa ra là việc tham gia hiệp định sẽ gây phương hại cho nền kinh tế Mỹ, làm giảm số lượng việc làm, khiến chủ quyền quốc gia của Mỹ bị suy yếu và đẩy nước này vào thế bất lợi lâu dài so với các nước khác. Quyết định này của Tổng thống Mỹ đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều ở cả trong nước lẫn quốc tế.

Diệu Anh
Reuters
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động