Pháp thông qua dự luật về năng lượng, quyết liệt chống biến đổi khí hậu

09/10/2019 11:10 Tác động môi trường
Theo Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi sinh thái và Đoàn kết Pháp Élisabeth Borne, việc dự luật được thông qua đánh dấu bước tiến quan trọng để hiện thực hoá tham vọng của chính phủ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Đại dương mất dần khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu Cà phê có nguy cơ trở thành của hiếm vì biến đổi khí hậu "Chiến binh khí hậu nhí" Greta Thunberg nổi tiếng thế giới là ai?

Ngày 26/9, Thượng viện Pháp đã thông qua một dự luật về năng lượng và khí hậu, nhằm đáp ứng “tình trạng khẩn cấp về môi trường và khí hậu”, thực hiện mục tiêu phi carbon vào năm 2050.

Dự luật đặt ra mục tiêu giảm 40% mức tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch vào năm 2030 so với mức năm 2012; hoãn lại việc giảm 50% tỷ lệ năng lượng hạt nhân trong sản xuất điện từ năm 2025 đến năm 2035 (so với mục tiêu giảm 71,7% đặt ra vào năm 2018); chống lại tình trạng “sàng nhiệt” (những tòa nhà có mức tiêu thụ năng lượng cực cao, rơi vào hạng F và G trong bảng xếp hạng).

phap thong qua du luat ve nang luong quyet liet chong bien doi khi hau
Sau những mùa hè nóng kỷ lục, Pháp quyết liệt chống biến đổi khí hậu. Ảnh minh hoạ: Nature.

Chính phủ Pháp cũng cam kết đóng cửa các nhà máy điện than còn lại ở Pháp vào năm 2022 (điện than chiếm 1,1% sản lượng điện ở Pháp trong năm 2018). Tuổi thọ của các nhà máy này sẽ bị hạn chế tối đa bằng luật pháp.

Dự luật chỉ rõ, quy định mới về tuổi thọ nhà máy điện sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2022 đối với các cơ sở sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch trên lãnh thổ Pháp và đối với những cơ sở thải ra hơn 0,55 tấn carbon dioxide trên mỗi megawatt điện.

Trước ngày 1/7/2023 và sau đó cứ 5 năm một lần, mục tiêu, ưu tiên của các chính sách năng lượng quốc gia sẽ được làm mới để đáp ứng tình trạng khẩn cấp về sinh thái và khí hậu.

Từ năm 2021, chủ sở hữu những tòa nhà tiêu thụ năng lượng cao sẽ không thể tự ý tăng giá cho thuê căn hộ nếu không tiến hành cải tạo. Các biện pháp hạn chế hơn được lên kế hoạch trong dài hạn: Chủ sở hữu của những tòa nhà loại này sẽ phải cải thiện hiệu suất năng lượng cơ sở của mình vào năm 2028, giảm xuống hạng E (với một số ngoại lệ nhất định liên quan đến các hạn chế kỹ thuật, kiến trúc hoặc chi phí không tương xứng với giá trị của tài sản).

Bên cạnh đó, Công ty Đường sắt Pháp SNCF cũng đang dự định loại bỏ các đoàn tàu chạy động cơ diesel trước năm 2035; một phần lớn các đoàn tàu hiện tại sẽ được cải tạo để thay đổi chế độ vận hành mà không cần phải kéo điện lưới cho tất cả các tuyến đường.

Tập đoàn Đường sắt Alstom của Pháp đang tìm giải pháp thay thế khoảng 1.200 đầu tàu chạy diesel, nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường. Cụ thể là thay tế 2 trong số 4 động cơ diesel bằng pin để giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn; biến đổi hoàn toàn bộ phận diesel để các đoàn chạy ở chế độ kép, chạy bằng điện lưới hoặc pin; sử dụng phiên bản tàu hydro ở chế độ kép (vừa chạy bằng điện, vừa chạy bằng hydro).

Diệu Anh
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động