Cà phê có nguy cơ trở thành của hiếm vì biến đổi khí hậu

03/10/2019 15:58 Tác động môi trường
Khi biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, cà phê có nguy cơ trở thành "của hiếm" vì thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh, xói mòn đất... Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân và nền kinh tế tại nhiều khu vực trồng cà phê. 
"Chiến binh khí hậu nhí" Greta Thunberg nổi tiếng thế giới là ai? Vừa kết thúc mùa Hè, tuyết đã rơi bất thường tại Tây Mỹ El Nino khiến khí hậu ở Đông Nam Á khắc nghiệt hơn

Tại nhiều nước như Anh Quốc, cà phê đang có nguy cơ trở thành của hiếm khi biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp. Nhiệt độ ngày càng khắc nghiệt, độ ẩm trong không khí tăng, kèm theo nguy cơ sâu bệnh khiến sản lượng cà phê suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay, giá của mặt hàng này cũng đang giảm sút trên thị trường, khiến nhiều người dân trồng không còn thiết tha với cây cà phê.

ca phe co nguy co tro thanh cua hiem vi bien doi khi hau
Cà phê đang có nguy cơ trở thành của hiếm khi biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp. Ảnh: PA.

Trước tình trạng trên, các chuyên gia đang kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào công tác sản xuất cà phê, hỗ trợ bà con mua thêm thiết bị và giống cây mới để tiếp tục canh tác.

Nhiều người dân cho biết, tình hình khí hậu hiện tại khiến hạt cà phê nhỏ hơn, nhạt hơn, sức đề kháng kém… Họ đã phải bỏ hoang trang trại, chuyển đến nơi cao hơn, mát hơn hoặc chuyển sang trồng các loại hoa màu khác như mía.

Với tốc độ biến đổi khí hậu như hiện tại, các chuyên gia lo ngại rằng đến năm 2050, một nửa diện tích đất trồng cà phê hiện tại trên toàn cầu sẽ xói mòn, không phù hợp để trồng trọt nữa. Kèm theo đó là chi phí môi trường khổng lồ cho việc phá rừng, tìm vùng đất mới để trồng cà phê.

Ngoài ra, chất lượng cà phê có thể sẽ bất ổn định, sản lượng giảm sút khi người nông dân phải chuyển sang giống cây mới. Điều này sẽ khiến giá cà phê tăng cao, gây ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế.

ca phe co nguy co tro thanh cua hiem vi bien doi khi hau
Nhiều trang trại cà phê tan hoang vì dịch bệnh, xói mòn đất và thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: AP.

Hiện nay, những người nông dân nghèo nhất đã bắt đậu chịu sự ảnh hưởng nặng nề. Vì họ không có đủ khả năng kinh tế để đầu tư vào giống cây trồng mới hoặc các công cụ cải tạo đất.

Ở nhiều mảnh đất trồng cà phê lớn của thế giới như Tarapoto (Peru), nhiều cơ sở đã từ bỏ cây trồng vốn có, chuyển sang trồng cây ca cao, mía; mặc dù trước đó chính phủ đã có những biện pháp hỗ trợ nhất định.

Tại Norandino - một trong những hợp tác xã lớn nhất của Peru, khoảng 2 năm trước, lượng mưa bất thường đã phá huỷ vụ mùa của hơn 7.000 người trồng cà phê. Thậm chí, nhiều ngôi nhà đã bị lũ làm cho hư hại; đồng thời châm ngòi cho một số căn bệnh như gỉ sắt lá, làm tê liệt khả năng quang hợp của cây, khiến lá cây chuyển thành màu cam rồi rụng dần.

ca phe co nguy co tro thanh cua hiem vi bien doi khi hau
Căn bệnh gỉ sắt lá đã huỷ hoại mùa màng của nhiều người trồng cà phê ở Peru. Ảnh: PA.

Người dân trong vùng đã phải chuyển sang giống cà phê mới. Nhưng “chạy trời không khỏi nắng”, cây trồng mới của họ “dính” bệnh nấm mắt nâu, sâu đục thân… bệnh ngày càng lan rộng khi thời tiết ngày càng nóng ẩm qua mỗi năm.

Mùa hè năm nay, nhiệt độ lại thấp bất thường khiến cà phê dễ mốc khi không được sấy khô đúng cách. Cộng với “dư âm” của bệnh gỉ sắt lá của những năm trước khiến sản lượng cà phê trở thành câu chuyện buồn của mỗi hộ sản xuất.

Trong năm năm qua, tỷ lệ sản xuất cà phê trong khu vực đã giảm từ 80 xuống còn 20%. Nhiều hộ đã trồng cà phê hơn 100 năm cũng không “chịu nổi nhiệt”, chuyển sang trồng mía.

Ông Segundo Alejandro Guerrero Mondragon (72 tuổi), người trồng cà phê lâu năm trong vùng bày tỏ: “Khu vực của chúng tôi từng miễn nhiễm với mọi loại dịch bệnh, không gỉ sét lá, không nấm mắt nâu, không sâu đục thân,… Bệnh gỉ sét lá là một dịch bệnh lạ, chưa nhiều người biết đến nên rất khó đối phó. Nó đã khiến việc sản xuất của chúng tôi lao đao nhiều lắm".

Ông Mondragon chia sẻ thêm, gia đình ông may mắn hơn rất nhiều đồng nghiệp khác vì có điều kiện để đầu tư máy móc, hoá phẩm, công nghệ mới để kiểm soát sâu bệnh và cải thiện sản lượng bằng cách trồng giống mới. Nhiều gia đình khác khó khăn hơn đã phải bất lực nhìn cánh đồng cà phê bị phá huỷ hoàn toàn vì sâu bệnh và thời tiết khắc nghiêt.

Vì vậy, họ đã giúp đỡ những hộ gia đình khác để gìn giữ nghề trồng cà phê. Người dân trong vùng đều hi vọng các thế hệ sau vẫn duy trì được những trang trại cà phê xanh tốt, duy trì kinh tế tại địa phương thay vì phải di cư đến các thành phố lớn và trở thành người làm thuê.

Diệu Anh
Dailymail
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động