Phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

16/09/2019 11:18 Tác động môi trường
Dự kiến, "Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu" sẽ thông qua một Tuyên bố chung và Sáng kiến của Việt Nam về hình thành khuôn khổ hợp tác toàn cầu thúc đẩy giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị quốc tế về thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ đại dương

Tiếp nối kết quả trao đổi ngày 5/7/2019, buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà với đại diện thường trú của UNDP - bà Caitlin Wiesen và Đại sứ Na Uy tại Việt Nam - bà Grete Løchen ngày 13/9 đã thống nhất một số nội dung để tổ chức Hội nghị.

phoi hop to chuc hoi nghi quoc te ve kinh te dai duong ben vung va thich ung voi bien doi khi hau

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao đổi với bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú của UNDP.

Theo đó, "Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu" sẽ được tổ chức vào quý I/2020. Đây là Hội nghị cấp Bộ trưởng do Bộ trưởng Bộ TN&MT chủ trì cùng một số nhà lãnh đạo đồng cấp. Bộ TN&MT đề xuất mời lãnh đạo Chính phủ tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự của các Bộ trưởng Môi trường (hoặc đại diện có thẩm quyền thay mặt Bộ trưởng) của 68 quốc gia (trong đó có 49 quốc gia trong nhóm các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và các quốc đảo nhỏ đang phát triển; 9 quốc gia ASEAN; và 10 quốc gia phát triển); 20 tổ chức quốc tế; 10 Cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam; khoảng 50 tổ chức phi chính phủ về môi trường; đại diện lãnh đạo của các bộ, ngành, địa phương liên quan; đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước có quan tâm.

Kết quả từ Hội nghị sẽ được đưa vào các cuộc thảo luận, chương trình nghị sự của ASEAN và UNSC trong năm 2020 và 2021.

Việc đăng cai tổ chức "Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu" có ý nghĩa quan trọng nhằm khẳng định vị thế của Việt Nam với vai trò là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch ASEAN năm 2020; thể hiện tiếng nói, trách nhiệm của Việt Nam trong các vấn đề đang được quan tâm trên toàn cầu là phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường đại dương và ứng phó với biến đổi khí hậu; là hành động cụ thể triển khai đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế theo Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030; góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thúy Hà
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động