Quản lý thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

10/04/2019 18:54 Tăng trưởng xanh
Hướng tới xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam trở thành hình ảnh tích cực, hấp dẫn và thu hút đối với các nhà nhập khẩu, các du khách, nhà đầu tư, người lao động và người tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế, Bộ Công Thương đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành“Quy chế quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam”.

Quản lý thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Hình minh họa

Theo đó, dự thảo mục tiêu của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao, từ đó tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; khuyến khích chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế và xuất khẩu theo hướng tập trung vào các ngành có hàm lượng giá trị gia tăng cao góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu Việt Nam trong quá trình hội nhập; Xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả của quy trình sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp; tăng cường liên kết và phối hợp hoạt động của các cơ quan và tổ chức hữu quan trong một hệ thống đồng bộ để gia tăng hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực cạnh tranh từ quá trình phát triển thương hiệu.
Dự thảo nêu rõ các hoạt động của Chương trình gồm:
1. Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí thương hiệu quốc gia Việt Nam:
a) Nghiên cứu, đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chí thương hiệu quốc gia tại các doanh nghiệp;
b) Phổ biến, cung cấp thông tin;
c) Thuê chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước;
d) Đào tạo, tập huấn.
2. Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước:
a) Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hoá;
b) Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tuyên truyền, quảng bá;
c) Tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, đào tạo, tập huấn;
d) Thuê chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước;
đ) Khảo sát, học tập kinh nghiệm quốc tế;
e) Xây dựng, phát hành các sản phẩm thông tin.
3. Các hoạt động thông tin, truyền thông cho Chương trình ở trong và ngoài nước
a) Thuê các tổ chức và chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia Việt Nam; tư vấn lập kế hoạch và thực hiện Chương trình;
b) Điều tra, nghiên cứu thị trường để định hướng cho các hoạt động thông tin, truyền thông;
c) Khảo sát, học tập kinh nghiệm quốc tế về thông tin, truyền thông cho Chương trình;
d) Quảng bá, truyền thông về Chương trình và các doanh nghiệp có sản phẩm thuộc Chương trình tại các sự kiện ngoại giao, kinh tế, thương mại, xúc tiến thương mại - đầu tư - du lịch và trên các phương tiện truyền thông;
đ) Tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn để quảng bá về Chương trình và nội dung Chương trình;
e) Xây dựng, duy trì trang thông tin điện tử đa ngôn ngữ và các phần mềm ứng dụng cho Chương trình;
g) Tổ chức, tham gia sự kiện, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước;
h) Xây dựng và phát hành các sản phẩm thông tin để truyền thông cho Chương trình.
4. Các hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Điều 3 Nghị định 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương.
5. Các hoạt động định kỳ, thường xuyên của Chương trình
a) Xây dựng mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển theo từng thời kỳ của Chương trình;
b) Xây dựng hệ thống tiêu chí, biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam;
c) Xét chọn các thương hiệu sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí của Chương trình và tổ chức Lễ Công bố các tổ chức, doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia;
d) Bình chọn các tổ chức, doanh nghiệp, sản phẩm đạt các giải thưởng trong khuôn khổ của Chương trình;
đ) Tổ chức Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam thường niên;
e) Tổ chức các Tuần lễ Thương hiệu Việt Nam trong và ngoài nước;
g) Tổ chức, tham gia các sự kiện về thương hiệu trong và ngoài nước.

 Mai Trang
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động