Rác vỉa hè

09/09/2019 13:39 Tăng trưởng xanh
Nhiều năm trở lại đây, cứ đến dịp gần Tết Trung thu (Rằm tháng Tám âm lịch) tại vỉa hè các quận nội thành Hà Nội lại mọc lên nhiều gian hàng, ki-ốt được trang trí đẹp mắt để trưng bày và bán bánh Trung thu.
Lung linh sắc màu Trung Thu thành TuyênHải quan Lào Cai phát hiện và thu giữ 1.200 bánh Trung thu nhập lậuCách chọn bánh Trung thu an toàn dịp Rằm tháng 8
rac via he
Nhiều gian hàng trên đường Phạm Hùng.

Vì là nhiều năm và cứ lặp đi lặp lại nên người dân đã quen dần với những hình ảnh nói trên, người ta cũng quen với việc mua bánh Trung thu tại các gian hàng trên vỉa hè với lý do đơn giản "thuận tiện với công việc".

rac via he
Gian hàng bán bánh Trung thu đè vạch trên đường Hoàng Quốc Việt.

Các gian hàng với hai gam màu chủ đạo là đỏ và vàng; có diện tích khoảng 8-10m2 được tạo thành bởi các thanh sắt hộp hàn với nhau, có vách, có mái; mỗi chỗ tập kết ít nhất từ hai gian hàng trở lên với các thương hiệu bánh Trung thu khác nhau để tăng sự lựa chọn cho khách hàng.

rac via he
Gấp rút gia công lại các gian hàng bị gió và bão quật đổ trên đường Ngụy Như Kon Tum.

Năm nay, tháng "Ngâu" mưa nhiều hơn những năm trước, các gian hàng bị gió và bão vặn cho siêu, vẹo, nhiều nơi đổ gập không chỉ mất mỹ quan đô thị và an toàn cho người đi đường mà còn chiếm luôn phần diện tích còn lại của người đi bộ.

rac via he
Phủ kín bạt vào buổi sớm (đường Lê Văn Lương).

Điều kỳ lạ có tính chu kỳ bởi sự hiện diện của các gian hàng nói trên tại các vỉa hè nhưng không thấy sự can thiệp hiệu quả nào từ phía chính quyền cơ sở và ngành Giao thông Vận tải. Có chăng họ không biết, hay có một quy định nào đó để tạo điều kiện cho nhân dân buôn bán mà người viết không biết chăng?

Xét về khía cạnh thương mại, các gian hàng nói trên không khác các điểm bán hàng lưu động là mấy. Như vậy, cơ quan thuế và lực lượng quản lý thị trường đang ở đâu? liệu có quản lý được sự việc này?

Thôi, ta cứ gạt nghĩa vụ nộp thuế sang một bên vì nếu có lỡ thất thoát vài đồng bạc của nhà nước thì tiền vẫn có thể làm ra được. Vậy, ai sẽ kiểm soát nguồn gốc, chất lượng bánh Trung thu khi bán tại các gian hàng nói trên? Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm? Vâng, có người phải chịu, đó là người dân hay nói hẹp hơn chính là người tiêu dùng.

Ít ngày nữa thôi, sẽ qua tết Trung thu, các tuyến vỉa hè lại được quay về với chức năng chính của nó. Các gian hàng đã mọc lên theo đúng chu kỳ nhưng bất quy tắc, đến khi gian hàng rời đi, lượng rác “kha khá” và phong phú từ vỏ giấy, bạt in, nilon, sắt...thì ở lại. Có lẽ, tội nhất vẫn là dân, những cộng đồng dân cư sinh sống gần đó, gần họ đâu chỉ là rác mà chính là sự cản trở cho không gian sống; còn nữa, các chị lao công sẽ phải oằn mình để thu gom rác, vì cái lý thuộc về chức năng của nghề các chị nhưng cái lợi lại không thấy đâu.

Họ đã tạo điều kiện cho một vài cá nhân được thuận lợi buôn bán trên nền tảng cái chung của xã hội; họ cũng bỏ qua trách nhiệm phần nghiệp vụ của chính mình; không biết trong việc này, những ai sẽ được lợi và lợi như thế nào? Rõ ràng, thượng tôn pháp luật đã bị chuyển sang một bên vì cái đặc quyền, đặc lợi của một vài cá nhân.
Nguyễn Hoàng
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động