Sử dụng và lưu trữ cacbonic để giảm nhẹ biến đổi khí hậu

26/10/2019 20:14 Tác động môi trường
Việt Nam và các nước trên thế giới đang nỗ lực hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng mạnh mẽ bằng cách tập trung vào biện pháp thu giữ, sử dụng và lưu trữ khí cacbonic...
Năng lượng tái tạo từ khí thải: Vũ khí mạnh chống biến đổi khí hậu Điều tra tổng thể sụt lún nền đất đồng bằng sông Cửu Long Biến đổi khí hậu làm gia tăng bệnh truyền nhiễm

Là một khí đóng vai trò quan trọng cho chu trình vận động của tự nhiên và sự sống trên trái đất. Tuy nhiên, quá trình phát triển của con người đã khiến lượng khí cacbonic phát thải vào bầu khí quyển ngày càng cao, dẫn tới thay đổi các chu trình tự nhiên khiến khí quyển trái đất đang ấm dần lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu...

su dung va luu tru cacbonic de giam nhe bien doi khi hau
Sự gia tăng nhanh các phương tiện xe cơ giới khiến khí hậu ngày càng ô nhiễm

Trước yêu cầu cấp bách về giảm nhẹ biến đổi khí hậu hay cụ thể là giảm lượng khí thải CO2, toàn thế giới hiện đang tập trung vào 2 nhóm chính và 4 giải pháp cụ thể gồm:

Nhóm 1: Không phát tán thêm CO2 vào khí quyển

(1) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong nền kinh tế (chi phí thấp);

(2) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch thông qua chuyển đổi sang sử dụng các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng mới (gió, mặt trời, thủy điện, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối, hạt nhân, năng lượng hydrogen...) thay thế các dạng năng lượng hóa thạch truyền thống (chi phí cao);

(3) Thu giữ, sử dụng tuần hoàn, lưu trữ carbon (CCUS) bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ từ các nguồn phát thải lớn, tập trung (chi phí cao).

Nhóm 2: Làm giảm lượng CO2 trong khí quyển xuống mức phù hợp:

(4) Tăng cường hấp thụ CO2 và lưu trữ trong các sinh khối rừng trồng và rừng tự nhiên nhờ quá trình quang hợp tự nhiên của thực vật (chi phí thấp).

Hiện nay, các quốc gia hầu hết đều lựa chọn hai giải pháp (1) và (4) bởi chi phí thấp để cải thiện bước đầu rồi mới từng bước triển khai các giải pháp có chi phí cao phù hợp với điều kiện và quy mô của nền kinh tế. Việt Nam hiện chưa có chính sách cụ thể về trách nhiệm và nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính bắt buộc mà được ồng ghép vào các chương trình như phát triển năng lượng tái tạo và chính sách về sử dụng hiệu quả năng lượng.

Đối với giải pháp số (3) được áp dụng chủ yếu đối với các nguồn phát thải CO2 lớn, tập trung như các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, xi măng, phân bón,... và được tiếp cận qua các bước gồm thu giữ (Carbon Capture), sử dụng (Utilization), lưu giữ (Storage) hoặc kết hợp sử dụng và lưu giữ các-bon gọi chung là CCUS.

CCUS là công nghệ sạch, có thể loại bỏ phát thải CO2 từ các ngành công nghiệp lớn như nhiệt điện, xi măng, luyện gang thép, sản xuất phân bón và hóa dầu.

CCUS là một phần của nền kinh tế năng lượng mới trong tương lai khi kết hợp với nguồn năng lượng Hydrogen và năng lượng sinh học để tạo ra nguồn năng lượng các-bon trung tính đang là hướng đi được nhiều quốc gia đang triển khai.

CCUS sẽ tạo ra việc làm mới và cộng đồng bền vững trong tương lai. Đây là giải pháp có chi phí thấp hơn so với các chi phí thiệt hại về môi trường và sức khỏe do phát thải gây ra và sẽ tiếp tiếp tục giảm khi các thiết bị được thương mại hóa nhiều hơn.

Thanh Hương
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động