Tăng mức thuế các sản phẩm nhựa để đẩy mạnh bảo vệ môi trường

10/09/2020 14:29 Chính sách - Pháp luật
Theo Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi ni - lông, bao bì và sản phẩm nhựa khác.
Tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu chất thải nhựa
tang muc thue cac san pham nhua de day manh bao ve moi truong
Ngăn chặn các hành vi trốn thuế bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với túi ni – lông.

Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề thực sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta.

Chỉ thị 33/CT-TTg được giới chuyên gia nhận định là hành động mạnh mẽ tiếp theo của Chính phủ nhằm thực hiện cam kết giảm thiểu chất thải nhựa, bảo vệ môi trường sinh thái biển và đại dương, với tư cách Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp quốc.

Tại Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi ni-lông, bao bì và sản phẩm nhựa khác; nghiên cứu đề xuất đánh thuế vật liệu nhựa gốc (virgin plastics); chỉ đạo thanh tra, kiểm tra ngăn chặn các hành vi trốn thuế bảo vệ môi trường, đặc biệt là đối với túi ni – lông; đồng thời chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên & Môi trường nghiên cứu, đề xuất chính sách tài chính nhằm thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động tái chế chất thải và tái chế chất thải nhựa; ưu đãi, hỗ trợ đối với túi ni - lông thân thiện môi trường, các sản phẩm nhựa tái chế và các vật liệu thân thiện với môi trường. Nghiên cứu xây dựng tiêu chí ưu tiên hoặc định mức áp dụng mua sắm công đối với các sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường;….

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng đánh thuế bảo vệ môi trường túi ni - lông. Theo thống kê chưa đầy đủ về chính sách thuế ở hơn 50 nước của Bộ Tài nguyên & Môi trường, có 27 nước đánh thuế vào việc sản xuất, còn khoảng 30 nước đánh thuế vào việc tiêu thụ. Cụ thể, nếu một người trả tiền mua túi ni - lông ở siêu thị thì khoản tiền này đã bao gồm thuế túi ni - lông. Các chuyên gia cho rằng, nên đánh thuế vào người tiêu dùng sẽ hiệu quả hơn đánh thuế vào người sản xuất, nhưng phải kết hợp nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, người bán túi như kinh nghiệm quốc tế.

Việt Hà
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động