Thanh Hóa: Tăng cường công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Theo số liệu thống kê, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày toàn tỉnh trung bình khoảng 2.774 tấn/ngày; trong đó lượng chất thải ở khu vực nông thôn chiếm trên 75%, tương ứng với gần 2.000 tấn/ngày.
Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay trên địa bàn tỉnh ước tính đạt 88,5% tổng rác thải sinh hoạt phát sinh. Trong số rác được xử lý, tỷ lệ xử lý bằng công nghệ đốt 29,4%; xử lý bằng biện pháp chôn, lấp 67,9% và tỷ lệ rác được tái chế chỉ chiếm 2,7%.
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 17 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, 26 lò đốt rác được đầu tư từ vốn xã hội hoá và từ ngân sách nhà tại 13 huyện, thị xã, thành phố. Nhiều bãi chôn lấp rác xây dựng cách đây nhiều năm với diện tích nhỏ, chưa xử lý rác thải triệt để nên xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Thu gom rác thải làm sạch biển ở Thanh Hóa (hình minh họa) |
Bên cạnh đó, tiến độ xây dựng một số dự án xử lý rác thải trọng điểm trên địa bàn còn chậm khiến cho công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư khu xử lý chất thải rắn mới cho TP. Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Như Xuân.
Từ năm 2000 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã đưa vào vận hành 2 nhà máy: Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, công suất 120 tấn/ngày tại xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn và nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công suất 100 tấn/ngày tại xã Vĩnh Hòa (huyện Vĩnh Lộc).
Tuy nhiên, công tác xử lý rác thải sinh hoạt vẫn còn một số hạn chế, bất cập: Khối lượng chất thải rắn phát sinh nhiều, có xu hướng năm sau cao hơn năm trước; tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải tại các huyện còn thấp, nhất là khu vực miền núi; một số bãi rác hiện đã quá tải, tồn đọng nhiều chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường. Số lượng dự án xử lý rác thải rắn được chấp thuận chủ trương đầu tư còn ít, tiến độ thực hiện các dự án xử lý rác thải đã được chấp thuận chủ trương đầu tư còn chậm; việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư dự án nhà máy xử lý chất thải còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
UBND tỉnh Thanh Hóa cũng tích cực đẩy mạnh thu hút xã hội hóa, hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư các công trình xử lý rác thải quy mô liên vùng, như: Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Đông Nam (Đông Sơn), với mục tiêu phục vụ xử lý rác thải sinh hoạt cho TP. Thanh Hóa, huyện Đông Sơn và vùng phụ cận, công suất xử lý 500 tấn/ngày. Đây là dự án xử lý rác thải lớn trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư 554,96 tỷ đồng, do Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ môi trường Ecotech làm chủ đầu tư.
Dự án nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Quảng Minh (TP Sầm Sơn) với mục tiêu phục vụ xử lý RTSH cho TP. Sầm Sơn, công suất xử lý 300 tấn/ngày, tổng mức đầu tư 242 tỷ đồng, do Công ty TNHH Hai thành viên Môi trường Nam Thành Phố làm chủ đầu tư.
Dự án nhà máy đốt rác thải sinh hoạt phát điện tại phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn), với mục tiêu phục vụ xử lý rác thải sinh hoạt tại thị xã Bỉm Sơn và vùng phụ cận, công suất xử lý 1.000 tấn/ngày, tổng mức đầu tư 90 triệu USD, do Công ty TNHH Năng lượng môi trường TIANYU Thanh Hóa làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai từ năm 2017, đến nay đã được Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bộ Xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, UBND tỉnh cho thuê 9,06 ha đất để thực hiện dự án. Hiện nay, đang thực hiện công tác chuẩn bị mặt bằng, hoàn thiện thủ tục cấp phép xây dựng và dự kiến khởi công xây dựng trong quý I năm 2023.
Ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đi kiểm tra tiến độ triển khai một dự án đốt rác phát điện tại thị xã Bỉm Sơn năm 2021 (hình Đại Đoàn Kết) |
Bên cạnh việc tập trung chuẩn bị hoàn thiện, đưa vào xử dụng các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô lớn, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phân loại rấc thải sinh hoạt tại nguồn; duy trì hoạt động của các khu xử lý rác thải sinh hoạt hiện có. Trong đó chú trọng các biện pháp xử lý môi trường bảo đảm các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu./.
Trường Giang - Mạnh Đức
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.