Bình Dương:
Thực hiện giảm khí nhà kính các hoạt động phát thải cao
Nỗ lực giảm thiểu phát thải khí nhà kính của Hà Nội |
Lấy mẫu khí thải lò hơi phục vụ tính toán lượng khí nhà kính. |
Từ năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương đã thực hiện công tác kiểm kê KNK của tỉnh. Kết quả tính toán cho thấy mối tương quan thuận giữa giá trị sản xuất và tỷ lệ phát thải. Tổng lượng phát thải KNK trên địa bàn tỉnh khoảng 17.135 tấn CO2 tương đương/năm. Trong đó lĩnh vực năng lượng cố định và giao thông cao nhất, chiếm 85%, lĩnh vực quản lý chất thải chiếm 13%. Mức phát thải hiện tại theo GRDP của tỉnh là 56,84 tấn CO2 tương đương/tỷđồng và phát thải tính theo từng người là 8,1 tấn/người, cao hơn TP. Hồ Chí Minh (6,87 tấn/người).
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã đưa ra các phương án và tiềm năng giảm KNK trong các hoạt động năng lượng cố định và lĩnh vực giao thông. Theo đó, đối với tiêu thụ năng lượng lĩnh vực công nghiệp, dân dụng cần rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các hoạt động như sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, chiếu sáng công cộng, tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình… Tăng cường năng lực về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về sửdụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Đối với lĩnh vực giao thông, vận tải, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường; quản lý hoạt động vận tải theo hướng phát thải thấp, sửdụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong giao thông vận tải.
Dự báo dựa trên kịch bản phát triển kinh tế mà không áp dụng các biện pháp giảm thiểu cho thấy lượng phát thải KNK năm 2030 của Việt Nam khoảng 5,8 tấn/người, TP.Hồ Chí Minh 10,8 tấn/người, Bình Dương phát thải khoảng 11,2 tấn/người. Những giải pháp giảm thiểu phát thải KNK trong các lĩnh vực phát thải cao sẽ mang lại những hiệu quả rất thiết thực, góp phần rất lớn giảm tiềm năng phát thải địa phương.