Tiêu chí, chỉ số đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường phải khả thi, đơn giản và dễ áp dụng |
Theo đó, các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, bao gồm: Bảo vệ chất lượng môi trường sống, như kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; bảo vệ sức sống hệ sinh thái, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ hệ thống khí hậu, sử dụng năng lượng tái tạo; năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, gồm: Hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo vệ môi trường, đầu tư cho bảo vệ môi trường, nhân lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, hiệu quả hoạt động đường dây nóng về ô nhiễm môi trường.
Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường là 1/26 chỉ số thành phần đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường. |
Các chỉ số thành phần đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, gồm: 1) Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 2) Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 3) Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 4) Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 5) Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 6) Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để; 7) Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị; 8) Số lượng sự cố môi trường do chất thải gây ra; 9) Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; 10) Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa; 11) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn; 12) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; 13) Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh; 14) Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo; 15) Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung; 16) Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; 17) Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh; 18) Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; 19) Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp; 20) Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá; 21) Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo; 22) Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị; 23) Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật; 24) Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường; 25) Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân; 26) Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng.
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.