Tổng cục Quản lý đất đai: Ba tỉnh phải báo cáo vụ cấp đất xây "chùa khủng"

23/08/2019 23:21 Tăng trưởng xanh
Liên quan đến việc giao đất “khủng” xây dựng các chùa, ba tỉnh được chỉ “đích danh” là Ninh Bình, Hà Nam và Thái Nguyên phải báo cáo việc giao đất.
BoniBaio và BoniVein là thực phẩm chức năng nhưng quảng cáo là thuốc chữa bệnh Những Khu du lịch tâm linh gắn liền với tên tuổi doanh nghiệp Xuân Trường Hồ sơ quy hoạch sẽ được đưa lên Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng
tong cuc quan ly dat dai ba tinh phai bao cao vu cap dat xay chua khung
Ba tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thái Nguyên phải báo cáo vụ cấp đất xây "chùa khủng". (Ảnh: Vietnamnet)

Chiều 22/8, lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) cho biết: “Hiện Tổng cục đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn chuẩn bị trình Bộ trưởng Bộ TN&MT văn bản yêu cầu các tỉnh có liên quan phải báo cáo. Căn cứ vào báo cáo của các tỉnh sẽ đưa ra các biện pháp xử lý cho phù hợp”.

Các tỉnh được yêu cầu báo cáo gồm Ninh Bình, Hà Nam và Thái Nguyên. Trong đó, Ninh Bình sẽ báo cáo về vấn đề giao đất làm chùa Bái Đính; Hà Nam sẽ báo cáo về việc giao đất làm chùa Tam Chúc; Thái Nguyên sẽ báo cáo về việc giao đất đối với dự án Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc.

Trước đó, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TN&MT có văn bản chỉ rõ có nhiều bất cập trong quản lý, giao đất, cho thuê đất để làm chùa tại các tỉnh trên.

Cụ thể, đối với chùa Bái Đính (quy mô hơn 1.000 ha): Từ năm 2006 đến 2012, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành chín quyết định thu hồi 518,3 ha đất (chiếm 51,5% so với quy hoạch được duyệt). Số đất trên Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở VHTT&DL) được giao 495,3 ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính; ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An được giao 18,6 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính và UBND huyện Gia Viễn được giao 4,3 ha để mở rộng khu dân cư hiện hữu.

“Việc giao đất như trên chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng; không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng đất)…” - Bộ trưởng Bộ TN&MT nêu rõ.

Đối với chùa Tam Chúc (quy mô 1.205ha), từ năm 2006 đến 2009, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành bốn quyết định thu hồi đất và giao cho Sở Thương mại - Du lịch để phát triển Khu du lịch Tam Chúc với tổng diện tích 815,1 ha. “Các quyết định giao đất của tỉnh còn chưa rõ ràng về nội dung: Mục đích sử dụng chỉ thể hiện “đầu tư xây dựng Khu du lịch Tam Chúc” mà không thể hiện loại đất cụ thể theo quy định; chưa xác định được mục đích sử dụng đất cụ thể trong từng quyết định (do tại thời điểm giao đất chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng) là không thống nhất và thiếu cơ sở để tính tiền thuê đất…” - Bộ trưởng Bộ TN&MT nêu.

Về dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu du lịch Hồ Núi Cốc (quy mô 19,9 ha), từ tháng 3/2016 đến tháng 7/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định đồng ý chủ trương cho Công ty Xuân Trường thực hiện dự án Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, UBND tỉnh Thái Nguyên chưa giao đất cho doanh nghiệp do hiện nay doanh nghiệp đang hoàn thiện thiết kế dự án theo quy hoạch được duyệt, chưa có hồ sơ xin thuê đất theo quy định.

Theo Trọng Phú/PLO
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động