TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh chủ động ứng phó sự cố chất thải
Nhằm chủ động ứng phó sự với cố chất thải, đảm bảo đời sống cho nhân dân quanh các khu vực có nguy cơ cao về sự cố môi trường, ngày 26/2/2024, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 888/KH-UBND về ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt nằm trên lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai với hơn 2.000km2 và hơn 10 triệu dân. Thành phố đã và đang chịu áp lực về lượng chất thải lớn, khả năng xảy ra sự cố chất thải là hoàn toàn có thể xảy ra. Khả năng xảy ra sự cố chất thải rắn là công trình xử lý bị hư hỏng kết hợp với mưa, bão làm sạt lở bãi chôn lấp gây tràn đổ chất thải ra môi trường. Đối với nước thải, khả năng xảy ra do mưa, bão bất thường làm đập, hồ chứa nước thải chưa qua xử lý bị sạt lở, nước thải chảy ra môi trường và khu vực dân cư.
Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, trên địa bàn Thành phố có những khu vực có nguy cơ cao về sự cố môi trường, tập trung trong các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN), các bãi chôn lấp chất thải, khu xử lý nước thải tập trung. Hiện 17 KCX, KCN đang hoạt động với diện tích đất cho thuê 1.964 ha/2.539,06 ha đất công nghiệp, đạt tỷ lệ lấp đầy 77%.
Để phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, Thành phố có kế hoạch và phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại 17 KCX, KCN nêu trên. Trong đó, có 4 đơn vị có xây dựng hồ sự cố là: KCN Lê Minh Xuân xây dựng 1 hồ sự cố với dung tích 1.500 m3; KCN Đông Nam xây dựng 1 hồ sự cố cho hệ thống xử lý nước thải tập trung có tổng thể tích chứa nước thải hữu dụng 16.800 m3; KCN Hiệp Phước (giai đoạn 1) xây dựng hồ sự cố 6.000 m3; KCN Lê Minh Xuân 3 xây dựng hồ sự cố 16.812 m3.
TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố cao. Lực lượng dự kiến huy động, gồm: Quân sự, công an, bộ đội biên phòng, y tế, hội chữ thập đỏ, lực lượng xung kích… với khoảng hơn 29.000 người. Trong đó, lực lượng quân sự, công an và lực lượng xung kích địa phương sẽ là các mũi chủ lực xử lý các sự cố. Hàng trăm phương tiện, trang thiết bị ứng phó với sự cố cũng được sẵn sàng như: 114 xe tải, 81 xe cứu hỏa các loại, 26 xe cứu hộ 13 xe cứu thương, 67 xe chuyên dụng, 75 ô tô từ 4 - 29 chỗ…
Bên cạnh đó, UBND Thành phố chỉ đạo các đơn vị xây dựng lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải. Đồng thời, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các khu công nghiệp, chế xuất, nhà máy vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải.
Sự cố mức độ trong Kế hoạch này trong phạm vi hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, hoặc thuộc phạm vi quản lý của hai sở ngành trở lên, hoặc có phạm vi ô nhiễm, suy thoái môi trường lan rộng ngoài khả năng ứng phó của cấp huyện. Tuy nhiên, khả năng và mức độ ứng phó nằm trong khả năng hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng ứng phó tại chỗ của thành phố.
Ứng phó sự cố hoá chât (ảnh minh hoạ) |
Đối với UBND tỉnh Tây Ninh, Trong kế hoạch ứng phó sự cố chất thải vừa ban hành tỉnh đã giao cho 19 Sở, Ban ngành, địa phương tổ chức huy động lực lượng thực hiện công tác ứng phó, khắc phục hậu quả khi có sự cố về chất thải; hướng dẫn, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải trong phạm vi quản lý; tổ chức tập huấn, diễn tập, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó, khắc phục sự cố chất thải và bảo vệ môi trường; điều động lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm và các đơn vị có liên quan, sẵn sàng ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh.
Cụ thể, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh là cơ quan chỉ huy về công tác ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn tỉnh. Chủ trì việc huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, khắc phục sự cố chất thải theo kế hoạch của tỉnh, tham mưu đề xuất về phương án ứng phó, sử dụng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố chất thải có hiệu quả. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập, nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy điều hành ở các cấp và hành động phối hợp, hiệp đồng của bộ đội trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố chất thải gây ra.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tham mưu công tác quản lý nhà nước về ứng phó sự cố chất thải; ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 theo quy định; đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, phổ biến kiến thức về nguy cơ, hiểm họa của sự cố môi trường để chủ động phòng tránh, ứng phó. Công an tỉnh tham mưu về công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải trên địa bàn tỉnh...
Về số lượng trang, thiết bị ứng phó sự cố chất thải, Tây Ninh hiện có 31 xe chỉ huy, 3 máy ảnh, 9 máy định vị, 15 hệ thống truyền hình hội nghị; Phương tiện vận tải đường bộ có 3 xe ô tô 40 chỗ, 20 xe ô tô chở người dưới 16 chỗ, 27 xe ô tô tải, 22 xe ô tô bán tải, 1 xe đào đất, 1 xe đầu kéo, 1 xe ủi; 17 xe chữa cháy, 9 xe bồn tiếp nước, 2 xe bơm; 2 xe cứu nạn, cứu hộ; 1 xe thang, 17 máy bơm chữa cháy, 50 bộ mặt nạ phòng độc cách ly, 12 máy cắt bê tông, 3 thiết bị phá vỡ thủy lực.
Trang thiết bị, phương tiện trên sông có 1 xuồng ST 750, 3 chiếc xuồng ST 660, 7 xuồng ST 450, 5 xuồng đệm khí, 24 xuồng máy các loại, 2 xuồng nhôm, 13 xuồng loại khác, 30 cano các loại, 11 rơ móc kéo cano, 6.455 phao cứu sinh, 29 phao bè cứu sinh, 5.745 phao tròn cứu sinh, 70 đèn pin, 37 loa phóng thanh cầm tay loại lớn, 8 ống nhòm, 3 ống nhòm nhìn đêm, 585 cuốc, 270 xẻng; 500 bộ đàm, 1 hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh, 1 xe thông tin liên lạc; 1.190 mặt nạ phòng, chống hóa chất, độc xạ.
Tính tới thời điểm hiện tại, qua rà soát toàn tỉnh Tây Ninh đang có 6 khu công nghiệp, khu chế xuất; 18 cơ sở dệt nhuộm; 7 cơ sở gia công, sản xuất da giày; 4 cơ sở sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật; 3 cơ sở sản xuất pin, ắc quy chì, 65 nhà máy chế biến tinh bột sắn, 22 nhà máy chế biến cao su, 2 nhà máy chế biến đường, 1 nhà máy sản xuất xi măng, 4 nhà máy luyện cán kéo thép; 4 nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại; 2 nhà máy sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; có 52/696 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đang hoạt động, có nguy cơ gây ô nhiễm trường quy định tại Phụ lục II, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.