Xã Ea Kly, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk): Nhiều “lò đốt than củi” tự phát, gây ô nhiễm môi trường
Theo tìm hiểu, tại xã Ea Kly hiện nay đang có hai cụm lò đốt than củi: 1) Buôn Krai B với quy mô lên đến 12 lò; và 2) Buôn Krong Pắk quy mô lên tới 8 l, được biết một số chủ lò có giấy phép kinh doanh (bán than củi ), còn lại hầu như không có bất cứ giấy phép nào.
![]() |
![]() |
Tại buôn Kai B, Phóng viên Tạp chí Công nghiệp môi trường (Pv) ghi nhận cụm lò đốt nằm cách đường quốc lộ 26 chừng 50m, cách khu dân cư gần 100m, tiến vào sâu thì thấy tổ hợp lò đốt được xây dựng rất quy mô, có che bạt phủ xung quanh lò, theo quan sát thì nguyên liệu để sản xuất chủ yếu là cây cà phê, cây muồng và một số cây gỗ dầu, điều đáng nói là các lò này lại được xây dựng trên đất nông nghiệp.
Tại buôn Krong Pắk cũng tương tự, cụm lò đốt tập trung với quy mô 8 lò cũng được xây dựng trên đất nông nghiệp, xung quanh là trồng cà phê...,và nằm sát khu dân cư. Mặc dù các lò được che chắn bạt, nhưng bụi, khói và hắc mùi nồng nặng từ lò đốt phát tán ra làm ảnh trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân.
Một người dân sống tại buôn Krong Pắk xã Ea Kly cho hay: Chúng tôi sống tại đây rất nhiều năm, trừ những ngày mưa, còn lại hầu như ngày nào cũng phải gồng mình vì khói, bụi và mùi hắc từ lò đốt than củi phát tán, mẹ tôi này ngoài 70 tuổi, bản thân bà lại mắc chứng hô hấp nên mỗi khi các lò đố hoạt động là mẹ tôi kêu khó thở.
Liên quan vấn đề trên, Pv có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Ea Kly , ông Quang cho biết: Trước đây trên địa bàn xã có khoảng hơn 50 lò đốt than củi, sau một thời gian các lò đốt hoạt động gây ảnh đến người dân nên chính quyền xã đã tuyên truyền và vận động các hộ kinh doanh chấm dứt việc đốt than. Đến nay, toàn bộ chỉ còn khoảng 20 lò. Vừa qua chúng tôi có nhận được phản ánh của người dân, nên đã có báo cáo lên huyện để có phương hướng xử lý đối với các hoạt động của các lò hiện vẫn tồn tại. Đồng thời UBND huyện cũng đã chỉ đạo và giao cho xã làm việc với các chủ lò, đồng thời yêu câu chấm dứt.
Cùng ngày, Pv đến trụ sở UBND huyện Krong Pắk, nhưng tại thời điểm trên Pv không gặp được bất kỳ lãnh đạo nào, do UBND huyện đang triển khai cuộc họp. Tiếp đó Pv đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, tại đây ông Hoàng Văn San, Phó Giám đốc Sở chia sẻ: Xét về mặt chuyên môn, sở không có thẩm quyền cấm các cơ sở này hoạt động kinh doanh, nhưng nếu trong quá trình hoạt động, tự ý xây dựng hệ thống và đốt than mà gây ô nhiễm môi trường thì đó là trách nhiệm của từ chính quyền cơ sở.
Ông San cũng khẳng định: Việc các chủ hộ kinh doanh tự ý xây dựng cơ sở lò đốt hầu như không có giấy phép, đồng thời ở Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng khẳng định không cấp bất cứ giấy phép nào liên quan đến hoạt động đốt than củi. Qua đây chúng tôi sẽ chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện xuống kiểm tra và yêu cầu các chủ cơ sở dừng ngay việc đốt lò, cũng như tháo dỡ toàn bộ hệ thống lò đốt, nếu cần thiết chúng tôi sẽ lập đoàn liên ngành để cưỡng chế, mọi kinh phí cưỡng chế bên chủ cơ sở phải chịu hoàn toàn.
Mạnh Chiến

Đọc nhiều
-
Bài 2: Xe biển số nước ngoài "ngông nghênh" trên đường ở Đắk Lắk
-
Đắk Lắk: Doanh nghiệp khai thác cát, tác động môi trường gây sạt, lở bờ sông
-
Đê tả Hồng Hà II (Vũ Thư, Thái Bình): Tác động tới môi trường từ những bãi vật liệu xây dựng không phép
-
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh phát động bảo vệ môi trường, biển và hải đảo
-
Sôi động lễ hội bắt cá ở Hà Tĩnh
-
Khánh Hoà: Hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường đối với các dự án thuộc lĩnh vực Y tế
-
Bảo vệ môi trường sống vì sức khỏe cộng đồng
-
Unilever hợp tác cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường khởi động trồng 250.000 cây xanh năm 2023 hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới
-
Giải pháp để bảo vệ môi trường biển và đại dương
-
Bắc Ninh đẩy mạnh phong trào chống rác thải nhựa