Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long

09/10/2019 15:43 Tác động môi trường
Đề án “Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu” do Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu Tài nguyên môi trường chủ trì thực hiện, nhằm triển khai nhiệm vụ Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia Hợp tác xây dựng cơ sở dữ liệu hàng thật, hàng giả Xây dựng trung tâm dữ liệu liên ngành: Cần chuẩn hóa dữ liệu

Đây là nguồn thông tin đầu vào quan trọng cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL và của từng địa phương trong vùng; tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế; nâng cao sinh kế; tạo việc làm mới, tăng thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và bảo vệ môi trường sinh thái.

xay dung he thong co so du lieu lien nganh ve dong bang song cuu long
Hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển bền vững ĐBSCL.

Đề án, Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) liên ngành vùng ĐBSCL được xây dựng trên cơ sở tổng hợp CSDL vĩ mô cấp vùng của các Bộ, ngành tại Trung ương, CSDL chi tiết của các địa phương và dữ liệu các tổ chức trong nước và quốc tế. Dựa trên các nội dung, ý kiến góp ý của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các ý kiến tham vấn của các đơn vị liên quan, Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên và môi trường tập trung rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện theo ý kiến góp ý cập nhật vào dự thảo Đề án, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Đề án được bổ sung, hoàn thiện với các nhiệm vụ chủ yếu: Hoàn thiện cơ chế chính sách và các quy định kỹ thuật; Xây dựng khung CSDL liên ngành; xây dựng, hoàn thiện CSDL; hệ thống CSDL liên ngành vùng ĐBSCL và mối quan hệ với các hệ thống thông tin khác; gắn các Mục tiêu cụ thể của Đề án với lộ trình thực hiện, chia các giai đoạn tương ứng với mục tiêu cần đạt; vị trí của hệ thống CSDL liên ngành vùng ĐBSCL trong kiến trúc tổng thể ngành tài nguyên và môi trường; cập nhật Mô hình tổng quát, Mô hình hoạt động của Trung tâm tích hợp dữ liệu, đề xuất các nhóm, lớp dữ liệu trong CSDL liên ngành; các giải pháp thực hiện về cơ chế, chính sách; khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, nguồn lực tài chính (thực hiện, duy trì sau khi đề án kết thúc), giải pháp Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp kết nối, liên thông, trao đổi dữ liệu giữa Hệ thống CSDL liên ngành và CSDL của các bộ, ngành, địa phương; phân tích, làm rõ hiệu quả của Đề án đối với công tác quản lý nhà nước, phát triển bền vững, thích ứng với BĐKH; …

Về nội dung thông tin, dữ liệu được tổ chức theo các nhóm lớp bao gồm: Hạ tầng không gian địa lý (nền địa lý, viễn thám); Nhóm dữ liệu về tài nguyên và môi trường; Nhóm dữ liệu về kinh tế - xã hội; Nhóm dữ liệu về quy hoạch và cơ chế chính sách; Nhóm dữ liệu về thống kê báo cáo và dự báo thiên tai; Nhóm dữ liệu về BĐKH; Nhóm dữ liệu về mô hình sản xuất thích ứng BĐKH...

Với các nhóm/lớp dữ liệu này, sẽ tạo lập các kênh cung cấp thông tin dữ liệu, các dữ liệu giá trị gia tăng, các bản tin, báo cáo, các dịch vụ dữ liệu, các sản phẩm tri thức… một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính xác đáp ứng nhu cầu khai thác của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân, người dân, doanh nghiệp.

Đề án có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển bền vững ĐBSCL theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ. Do đó, CSDL liên ngành về ĐBSCL phải được tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực để xử lý đồng bộ, tổng thể với một tầm nhìn dài hạn với sự phối hơp tham gia của tất cả các ngành kỹ thuật, kinh tế - xã hội bằng những công cụ hiện đại, mang tính kết nối cao phục vụ quản lý, điều hành để giải quyết và ứng phó kịp thời với sự tác động của BĐKH mang tính liên vùng, liên khu vực và quốc tế.

Triển khai Đề án này cũng phục vụ đắc lực cho xây dựng, triển khai, phát triển Chính phủ điện tử; cung cấp hạ tầng dữ liệu cho tỉnh; phát triển đô thị thông minh, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo điều kiện việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động