Australia sẽ cấm xuất khẩu các loại rác thải
Định hướng công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Thanh Hóa Khánh Hòa: Sôi nổi các hoạt động làm cho thế giới sạch hơn Philippines đề xuất cấm sử dụng nhựa |
Cụ thể, sau cuộc họp tại thành phố Adelaide ngày 8/11, chính phủ Australia và các bang của nước này đã nhất trí một lộ trình cấm xuất khẩu đối với các loại rác thải. Theo kế hoạch này, rác thủy tinh sẽ bị cấm xuất khẩu từ tháng 7/2020; lệnh cấm xuất khẩu các loại nhựa và lốp xe sẽ có hiệu lực từ năm 2021 và từ cuối tháng 7/2022, sẽ cấm xuất khẩu tất cả các loại rác.
Từ cuối tháng 7/2022 Australia sẽ cấm xuất khẩu tất cả các loại rác. (Ảnh minh họa) |
Chính phủ Australia và các bang đặt mục tiêu sẽ tái chế 80% trên tổng số rác thải, gia tăng đáng kể việc sử dụng vật liệu tái chế, bao gồm sử dụng vật liệu tái chế cho các dự án đường bộ và giảm một nửa lượng chất thải hữu cơ được chuyển đến các bãi rác. Australia cũng sẽ xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật để hỗ trợ việc sử dụng vật liệu tái chế trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.
Tháng 8 vừa qua, chính phủ Australia đã cam kết chi 20 triệu đô la Australia (AUD) nhằm nâng cao tỉ lệ tái chế rác thải và hỗ trợ phát triển đối với ngành tái chế trong nước. Số liệu của chính phủ Australia cũng cho biết, hiện chỉ có 12% rác thải xuất khẩu của nước này được tái chế ở nước ngoài.
Xử lý rác thải là một vấn đề lớn của Australia sau khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu rác vào năm 2018 và gần đây Malaysia và Indonesia cũng đã ngừng nhập khẩu rác thải nhựa từ Australia. Hiện Ấn Độ và Bangladesh là các nước nhập khẩu rác khá lớn của Australia.